Báo động tại thị trường nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới
Big Oil nào tiếp quản cổ phần dầu khí ở Angola của TotalEnergy |
Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (25/9-1/10) |
Ảnh minh họa |
Theo dữ liệu của LSEG, khu vực nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới này chứng kiến khối lượng nhập khẩu 24,95 triệu thùng/ngày trong tháng 9, giảm so với 25,22 triệu thùng/ngày trong tháng 8.
Nhập khẩu trong tháng 9 cũng giảm gần 3 triệu thùng/ngày so với mức 27,92 triệu thùng/ngày trong tháng 7, đây là mức nhập khẩu hằng tháng cao nhất tính đến thời điểm hiện tại của năm 2023.
Theo dữ liệu của LSEG, nhập khẩu trong tháng 8 và tháng 9 là hai tháng thấp nhất tính đến thời điểm hiện tại của năm 2023.
Có hai lý do chính đằng sau khối lượng nhập khẩu thấp hơn của châu Á, với yếu tố tạm thời là bảo trì nhà máy lọc dầu theo mùa, bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến tháng 10.
Trong số các nhà máy lọc dầu hiện đang tiến hành bảo trì theo lịch trình có các đơn vị tại khu tổ hợp 1,24 triệu thùng/ngày của Reliance Industries ở Jamnagar - Ấn Độ, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn của Việt Nam, nhà máy lọc dầu Ulsan của SK Energy - Hàn Quốc và CPC của Đài Loan.
Các nhà máy lọc dầu có xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng trước khi bảo trì thường xuyên, nhằm tăng dự trữ sản phẩm, nhưng sau đó cắt giảm lượng mua dầu thô trong thời gian quay vòng.
Yếu tố khác đằng sau việc giảm nhập khẩu dầu thô trong tháng 9 của châu Á có thể là do giá dầu tăng, từ tháng 7, sau khi thành viên hàng đầu của OPEC+ là Ả Rập Xê-út cho biết họ sẽ tự nguyện cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày.
Giá dầu thô Brent giao sau tăng từ mức thấp 71,57 USD/thùng vào ngày 28/6 lên mức cao 97,69 USD/ngày vào ngày 28/9, tăng 36,5%.
Nhập khẩu dầu thô trong tháng 9 sụt giảm ở châu Á có thể chỉ là khởi đầu cho phản ứng của nhu cầu trước việc giá dầu tăng.
Có thể giá dầu cao hơn sẽ khiến nhập khẩu giảm trong quý 4, đặc biệt là khi giá bán lẻ nhiên liệu như dầu diesel và xăng đã tăng nhiều hơn mức tăng giá dầu thô, do biên lợi nhuận của nhiên liệu lọc dầu và sức mạnh của đồng đô la Mỹ.
Yến Anh
Reuters
- Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
- Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp
- Cơ chế giá trần sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cải thiện lợi nhuận
- Dự báo tiêu thụ xăng dầu đến 2030 tiếp tục tăng dù xe điện đang trở nên phổ biến
- Trung Quốc nới lỏng hạn chế mua nhà, giá sắt thép tăng vọt
- Các nhà kinh tế thúc giục Trung Quốc tăng cường “giải cứu” bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng
- Xây dựng cơ chế ‘ổn định động’ cho thị trường xăng dầu
- "Taxi điện" nhảy vào thị trường vận tải, người tiêu dùng hưởng lợi?
- Lợi nhuận quý 2 đi lùi, doanh nghiệp điện kỳ vọng gì vào cuối năm?
- Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ cuối)