Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (25/9-1/10)

10:24 | 02/10/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Trong tuần qua, hoạt động xuất nhập khẩu dầu khí của Nga có chút biến động nhẹ. Nếu như Nga đẩy mạnh xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), nhưng lại giảm khối lượng dầu xuất khẩu.
Big Oil nào tiếp quản cổ phần dầu khí ở Angola của TotalEnergyBig Oil nào tiếp quản cổ phần dầu khí ở Angola của TotalEnergy
Nhiều doanh nghiệp đầu mối vi phạm về Quỹ bình ổn xăng dầuNhiều doanh nghiệp đầu mối vi phạm về Quỹ bình ổn xăng dầu
Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (25/9-1/10)
Ảnh minh họa

1, Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc công bố, nguồn cung LNG của Nga sang Trung Quốc đã chứng kiến ​​mức tăng trưởng chưa từng có là 60% so với năm ngoái trong 8 tháng đầu năm.

Nga đã giao 5,45 triệu tấn LNG cho Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 8, trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba sau Qatar và Australia.

Về giá trị, nhập khẩu LNG từ Nga của Trung Quốc đã tăng 10,7% và vượt 3,53 tỷ USD trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 8.

Xuất khẩu LNG của Nga sang Trung Quốc trong tháng 8 tăng 72,4% so với tháng 7 và tăng 80,8% về trị giá, đạt 558,37 triệu USD.

2, Do công tác bảo trì cảng, xuất khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển đã giảm khoảng 100.000 thùng/ngày xuống 3 triệu thùng/ngày trong tuần trước và 100.000 thùng/ngày xuống 3,2 triệu thùng/ngày trong 4 tuần tính đến ngày 24/9, dữ liệu theo dõi tàu chở dầu được giám sát bởi Bloomberg cho thấy.

Tuần trước, kho cảng xuất khẩu dầu tại Primorsk trên Biển Baltic đã ngừng vận chuyển hàng hóa trong 4 ngày do tiến hành bảo trì và việc tạm dừng này được bù đắp bởi khối lượng xuất khẩu đang phục hồi từ cảng Kozmino ở Viễn Đông của Nga.

Tính đến thời điểm hiện tại trong tháng này, xuất khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển vẫn ở mức khoảng 640.000 thùng/ngày, dưới mức của tháng 4 và tháng 6.

3, Nhà điều hành mạng lưới khí đốt nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ BOTAS đã ký thỏa thuận cung cấp tới 1,5 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tự nhiên cho OMV Petrom của Romania, trong bối cảnh Ankara mở rộng phạm vi xuất khẩu khí đốt.

Thổ Nhĩ Kỳ, với nguồn khí đốt ít ỏi nhưng có cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí hóa lỏng rộng khắp, đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp thay thế cho các thị trường khí đốt ở Đông Nam châu Âu.

Xuất khẩu khí đốt sang Romania sẽ bắt đầu vào ngày 1/10, với công suất lên tới 4 triệu m3/ngày, tương đương khoảng 1,5 bcm khí đốt mỗi năm. Thỏa thuận giữa hai công ty sẽ kéo dài đến quý đầu tiên của năm 2025.

4, Theo Cơ quan Thống kê Nhà nước Nga (Rosstat), Nga đã giảm sản lượng khí đốt tự nhiên 12,7% từ tháng 1 đến tháng 8/2023 so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 341 tỷ m3.

Đồng thời, trong tháng 8, sản lượng khí đốt đã tăng lên 39,2 tỷ m3, cao hơn 1,4% so với tháng 8/2022, và cao hơn 14,4% so với mức của tháng 7 năm nay.

Sản lượng than các loại ở Nga trong tháng 8/2023 giảm 1,3% so với tháng 8 năm ngoái, và đạt 34,1 triệu tấn.

Nga đã tăng sản lượng xăng thêm 1,6% trong tháng 8/2023 so với cùng kỳ năm ngoái lên 3,829 triệu tấn, trong khi sản lượng dầu diesel tăng 6,5% lên 7,694 triệu tấn.

Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8, sản lượng xăng động cơ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 29,4 triệu tấn, dầu diesel tăng 6,8% lên 59,6 triệu tấn.

Sản lượng than cốc và sản phẩm dầu mỏ trong tháng 8/2023 tăng 1,7% so với tháng 8/2022, nếu tính chung 8 tháng con số này tăng 4,5%.

Yến Anh