Vợ cho thuê nhà không hỏi ý kiến chồng giải quyết thế nào?
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Độc giả hỏi:
Chào Luật sư, hai vợ chồng tôi có 2 căn nhà, 1 căn là tài sản chung để ở và 1 căn là di sản thừa kế từ bố mẹ tôi và thỏa thuận sổ đỏ đều đứng tên hai vợ chồng. Cuối năm ngoái tôi đi công tác miền Nam 2 tháng làm dự án trong đó và vợ tôi đã tự ý cho thuê căn nhà tôi để thờ cúng bố mẹ, tôi không đồng tình với vấn đề này thì giải quyết như thế nào?
Cám ơn Luật sư!
Luật sư trả lời:
Luật sư Tạ Quốc Cường, Giám đốc Công ty luật Hợp danh Sự thật trả lời độc giả như sau:
Quyền cho thuê tài sản chung của vợ chồng:
Căn cứ Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau về quyền định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng:
“Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Bất động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”.
Và cũng căn cứ theo Khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định như sau về quyền cho thuê:
“Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì căn nhà là tài sản chung của hai vợ chung nên việc cho thuê cần có sự thỏa thuận cụ thể của hai vợ chồng.
Vợ tự ý cho thuê nhà thì giải quyết như thế nào?
Như vậy, việc vợ bạn tự ý cho thuê căn nhà là tài sản chung khi chưa được sự đồng ý của bạn nên hợp đồng cho thuê căn nhà đó vô hiệu. Do đó, bạn có thể trao đổi với bên thuê để đòi lại nhà và trường hợp bên thuê không đồng ý thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng cho thuê đó vô hiệu.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật sư Tạ Quốc Cường về vấn đề mà bạn quan tâm, nếu bạn còn những thắc mắc khác xin hãy liên hệ với Luật sư để được giải đáp.
Trân trọng cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục “Luật sư trả lời”!
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH SỰ THẬT | |
Địa chỉ | : Số 8 Ngõ 36 phố Hoàng Ngọc Phách, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội. |
Hotline | : 0912.479.766 - 0977.015.320 |
| |
Slogan | “Tôn trọng sự thật” |
https://batdongsan.petrotimes.vn/
PV
- Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
- Luật Đầu tư sửa đổi tạo ‘làn xanh’ cho các dự án công nghệ cao
- RMIT Việt Nam ra mắt Trung tâm nghiên cứu công nghệ mới trong kinh doanh
- AISC 2025 khẳng định vị thế Việt Nam trong ngành AI và bán dẫn toàn cầu
- Sẽ thí điểm, vận hành sàn giao dịch tiền ảo
- TS Tội phạm học Đào Trung Hiếu: Nguy cơ khôn lường từ thông tin xấu, độc trên mạng xã hội
- TS. Tô Văn Trường: Cần có khung pháp lý kiểm soát và định hướng phát triển AI
- Việt Nam sẽ có Hội nghị quốc tế về “Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025”
- Bạo lực với shipper: Lời cảnh báo về sự xuống cấp trong ứng xử xã hội
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh