Vì sao chậm di dời cơ sở gây ô nhiễm khỏi nội đô?
![]() |
![]() |
Ngày 5/12, HĐND TP. Hà Nội dành một ngày để chất vấn và trả lời chất vấn về ba nhóm vấn đề nóng, được cử tri và người dân quan tâm. Được đặc biệt bàn thảo trong đó là vấn đề chậm trễ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô.
Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Đoàn Việt Cường cho rằng, theo kế hoạch của UBND TP trong năm 2019 hoàn thành xây dựng quy chuẩn kiến trúc tại 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được ban hành, tổ chức triển khai thực hiện. Đại biểu đề nghị làm rõ lý do, nguyên nhân chưa hoàn thành, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới.
Đại biểu cũng đặt câu hỏi tới Giám đốc Sở TN&MT về việc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường không phù hợp với quy hoạch ra khỏi nội đô theo Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ hiện nay còn chậm và đề nghị Giám đốc Sở làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Sở thời gian qua, giải pháp đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Trả lời câu hỏi, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông cho biết, Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, TP đã ban hành quyết định số 74/2003 về việc di dời. Đến nay TP đã xử lý triệt để 25 cơ sở ô nhiễm môi trường, di dời 67 cơ sở sản xuất ra các khu, cụm công nghiệp ngoại thành hoặc tỉnh lân cận.
TP đã chỉ đạo Sở và các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng danh mục các cơ sở tiếp tục phải di dời báo cáo Thành uỷ, Thành phố và kỳ họp tới sẽ báo cáo danh mục này.
![]() |
Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông trả lời chất vấn. Ảnh: Kinh tế Đô thị |
Bên cạnh đó, Chính phủ đã giao các Bộ, ngành xây dựng quy chế về di dời nhưng chưa hoàn thành. Tâm lý các cơ sở cũng ngại di dời vì người lao động ngại đi xa; năng lực tài chính của các đơn vị để đảm bảo sản xuất, xây dựng mới cũng còn khó khăn. Trong khi đó, Nhà nước chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ đơn vị di dời.
"Thời gian tới, Sở TN&MT cùng các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục rà soát hơn 100 cơ sở sản xuất. Cơ bản các đơn vị cũng thống nhất di dời. Đề nghị TP bố trí kinh phí xây dựng các khu, cụm công nghiệp; Chính phủ và các bộ, ngành trung ương cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ các đơn vị phải di dời", ông Nguyễn Trọng Đông cho hay.
https://batdongsan.petrotimes.vn/
Reatimes.vn
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/5: Tạm dừng công tác Chủ tịch 3 xã để xử lý vi phạm đất đai, xây dựng
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 6/5: Hà Nội sắp có thêm dự án nhà ở xã hội gần 3.500 tỷ đồng
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/5: Đề xuất giảm thuế sử dụng đất để thúc đẩy phát triển công trình xanh
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/5: Hà Nội sắp có khu đô thị cao cấp 15.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/5: Rà soát quy định đất đai khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
- TP.HCM thu hơn 95.000 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản trong 4 tháng
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/5: Vi phạm kinh doanh bất động sản, một công ty bị phạt 500 triệu đồng
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/5: Tạm dừng công tác Chủ tịch 3 xã để xử lý vi phạm đất đai, xây dựng
- Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
- Bộ Tài chính nghiên cứu phương án áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 6/5: Hà Nội sắp có thêm dự án nhà ở xã hội gần 3.500 tỷ đồng
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/5: Đề xuất giảm thuế sử dụng đất để thúc đẩy phát triển công trình xanh
- Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Quy định mới về bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/5: Hà Nội sắp có khu đô thị cao cấp 15.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh