Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/2: USD tuần này dự báo có thể tiếp tục mất điểm

08:44 | 22/02/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tỷ giá ngoại tệ ngày 22/2/2021, đồng USD tuần này dự báo có thể tiếp tục mất điểm so với các tiền tệ đối tác chính của nó, vì phân tích giá dài hạn cho thấy một cuộc suy thoái theo chu kỳ đang diễn ra.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 20/2: USD giảm giá trong bối cảnh tiền ảo Bitcoin tăng mạnhTỷ giá ngoại tệ hôm nay 20/2: USD giảm giá trong bối cảnh tiền ảo Bitcoin tăng mạnh
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 18/2: USD tăng mạnh nhờ dữ liệu kinh tế lạc quanTỷ giá ngoại tệ hôm nay 18/2: USD tăng mạnh nhờ dữ liệu kinh tế lạc quan

USD giảm trong bối cảnh tiền ảo Bitcoin tăng mạnh thu hút các nhà đầu tư và nhiều ngân hàng bơm tiền ra nền kinh tế.

Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90,252 điểm, giảm 0,13%.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cảnh báo, dù vắc-xin mang lại hy vọng chấm dứt đại dịch COVID-19, triển vọng nền kinh tế không mấy khả quan. Fed đồng thời lưu ý những tác động kinh tế lâu dài của đại dịch là rất khó dự đoán. Fed cũng cảnh báo các doanh nghiệp đang đối mặt với rủi ro phá sản đáng kể do đòn bẩy kinh doanh hiện đang gần mức cao lịch sử.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/2: USD tuần này dự báo có thể tiếp tục mất điểm
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trong những ngày gần đây, đồng yen đang giảm giá mạnh so với đồng bạc xanh của Mỹ do các nhà đầu tư lo ngại về những tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Trước đây, đồng yen thường tăng giá mỗi khi có những bất ổn về địa chính trị. Tuy nhiên, giờ đây, có vẻ như dịch COVID-19 đã khiến các nhà đầu tư phải đánh giá lại vai trò của đồng tiền này với tư cách nơi trú ẩn an toàn.

Các nhà phân tích dự báo cú sốc cung và cầu do dịch COVID-19 có thể làm giảm một nửa tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm nay từ mức 6% của quý IV/2019.

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 20/2 cho rằng còn quá sớm để đưa ra những dự báo rõ ràng về tình hình tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc và thế giới trong năm 2020.

Bà Georgieva nói rằng IMF vẫn đang hy vọng tác động của dịch COVID-19 lên tăng trưởng sẽ theo hình chữ V, nghĩa là sẽ chứng kiến sự sụt giảm mạnh tại Trung Quốc và sau đó phục hồi mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát.

Song IMF cũng không loại trừ khả năng về một viễn cảnh khác như tác động từ dịch bệnh này kéo dài hơn.

Ngân hàng trung ương Thụy Điển Riksbank đã bắt đầu thử nghiệm đồng tiền số e-krona, qua đó tiền gần hơn tới việc thiết lập đồng tiền số của ngân hàng trung ương (CBDC) đầu tiên trên thế giới.

Riksbank cho biết nếu như đồng tiền e-krona được đưa vào lưu thông, nó sẽ được dùng để thúc đẩy các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán, gửi tiền, rút tiền từ ví điện tử.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Vân Anh

vietinbank
ajinomoto