Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 3,1 tỷ USD, giảm 38%
![]() |
![]() |
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký giảm do vốn điều chỉnh giảm mạnh. Trong khi đó, vốn đầu tư mới và vốn góp mua cổ phần vẫn tăng so với cùng kỳ.
Cụ thể, 2 tháng đầu năm, có 261 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 1,76 tỷ USD, tăng gần 2,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, có 133 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, có tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 535,4 triệu USD, giảm 85,1% so với cùng kỳ. Có 440 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tổng giá trị vốn góp đạt gần 797,9 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ 2022.
![]() |
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 2,17 tỷ USD, chiếm 70,1% tổng vốn đầu tư đăng ký; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 396,9 triệu USD, chiếm hơn 12,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 202,1 triệu USD và gần 141,9 triệu USD.
Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm gần 30%) và điều chỉnh vốn (chiếm 63,9%).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, đã có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 978,4 triệu USD, chiếm gần 31,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 42,7% so với cùng kỳ 2022; Đài Loan đứng thứ hai với gần 407,1 triệu USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư, gấp 3,85 lần so với cùng kỳ; Hà Lan đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 369 triệu USD, chiếm hơn 11,9% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Điển…
Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm gần 17,2%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 21,1%) và GVMCP (chiếm 30,5%).
Về kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài giảm trong 2 tháng đầu năm 2023 song mức độ giảm đã được cải thiện so với tháng 1/2023.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt hơn 38,4 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ, chiếm 76,7% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt gần 38,1 tỷ USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ, chiếm gần 76% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 33 tỷ USD, giảm 10,9% so cùng kỳ và chiếm 67,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Dù kim ngạch xuất khẩu giảm song tính chung trong 02 tháng đầu năm 2023, khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu gần 5,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu hơn 5 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 4,2 tỷ USD.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng
- Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
- Liệu "Made in Vietnam" có phải là "Made in China" mới?
- Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu như thế nào từ ngày 2/5?
- Thị trường thời trang Việt Nam sẽ đạt 3,5 tỷ USD trong năm nay?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải kết nối dữ liệu với Bộ Công Thương
- Mua sắm trực tuyến trở thành xu hướng rõ nét trong mùa Tết Ất Tỵ 2025
- Mexico cảnh báo thuế quan của Donald Trump sẽ “xóa sổ” 400.000 việc làm tại Mỹ
- Donald Trump tuyên bố tăng thuế đối với Canada, Mexico và Trung Quốc
- Xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục trước nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump
- “Ông lớn” kinh doanh vàng lãi đậm nghìn tỷ sau 10 tháng