Tin nhanh ngân hàng ngày 2/5: Năm 2020, HDBank lãi gần 6.000 tỷ đồng

06:16 | 02/05/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm quốc gia vì kinh tế tăng trưởng khoảng 7%; Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tín dụng có cần thiết?… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Tin nhanh ngân hàng ngày 30/4: Quý I/2021, MSB lãi gấp bốn lần cùng kỳTin nhanh ngân hàng ngày 30/4: Quý I/2021, MSB lãi gấp bốn lần cùng kỳ

Tin nhanh ngân hàng ngày 29/4: FE Credit tăng vốn điều lệ lên gần 11.000 tỷ đồngTin nhanh ngân hàng ngày 29/4: FE Credit tăng vốn điều lệ lên gần 11.000 tỷ đồng

Năm 2020, HDBank lãi gần 6.000 tỷ đồng

Theo Báo cáo thường niên (BCTN) năm 2020 với chủ đề "Happy Digital Bank", HDBank thu về 5.818 tỷ đồng, tăng 15,9% và hoàn thành 102,8% kế hoạch. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) đạt lần lượt 20,6% và 1,7%. Ngân hàng tăng vốn điều lệ từ 9.810 tỷ lên hơn 16.088 tỷ thông qua chia cổ tức và cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ 65%, mức cao nhất toàn ngành.

Tin nhanh ngân hàng ngày 2/5: Năm 2020, HDBank lãi gần 6.000 tỷ đồng
Năm 2020, HDBank lãi gần 6.000 tỷ đồng/tin nhanh ngân hànghttps://kinhtexaydung.petrotimes.vn//

Năm 2020 còn là năm HDBank ghi dấu ấn đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2020-2025 ở mức hoàn thành nhiệm vụ. Tính đến 31/12/2020, ngân hàng có tổng tài sản hợp nhất đạt 319.127 tỷ đồng, tăng 39,1% so với năm 2019. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 208.953 tỷ đồng tăng 38,4%. Dư nợ tín dụng đạt 188.228 tỷ đồng, tăng 23%.

Tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng tại ngân hàng mẹ đạt 0,93%, đưa HDBank vào nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Nhà băng này sớm cả 3 trụ cột quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel II và được Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s xếp hạng B1 với triển vọng ổn định.

Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm quốc gia vì kinh tế tăng trưởng khoảng 7%

Cơ quan nghiên cứu và dự báo kinh tế Oxford Economic vừa đưa ra dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,4% trong các năm 2021 và 2022.

Theo Oxford Economic, nếu trong trường hợp Mỹ đánh thuế 10% vào 4 nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Mỹ là dệt may, máy tính, thiết bị viễn thông và đồ đạc (với tổng giá trị 40,3 tỷ USD).

Cơ quan nghiên cứu và dự báo kinh tế Oxford Economics nhận định rằng, trong khi trao đổi thương mại thế giới giảm 7,8% trong năm 2020, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 6,9% là con số lạc quan.

Trong khi đó, trang web của tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Rating nhận định, tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ và các biện pháp chống dịch hiệu quả đã hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19 và góp phần nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ "ổn định" lên "tích cực".

Tháng 12/2019, trước khi quyết định điều chỉnh xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ "triển vọng" lên "ổn định" vào tháng 4/2020 trong bối cảnh bất ổn bắt nguồn từ đại dịch, Fitch đã dự đoán nợ công/GDP của Chính phủ của Việt Nam ở mức 40,3% GDP vào năm 2021, so với mức trung bình 41,7% cho các hồ sơ quốc gia xếp hạng BB và 43,8% cho các hồ sơ xếp hạng BBB.

Hiện Fitch kỳ vọng nợ GG/GDP của Việt Nam sẽ ở mức trung bình khoảng 39% trong giai đoạn 2021-2022, các dự báo trung bình tương đương đã tăng lên khoảng 60% và 58% đối với các quốc gia xếp hạng "BB" và "BBB".

Đánh giá của Fitch cho rằng Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng mạnh, khoảng 7% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2022, nhờ việc tiếp tục mở rộng xuất khẩu và tăng cường thu hút đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tín dụng có cần thiết?

Trong bối cảnh còn nhiều bất ổn hiện nay, VDSC cho rằng việc phân bổ hạn mức tín dụng thấp ban đầu với khả năng điều chỉnh sau này, có thể là một công cụ phù hợp trong nỗ lực duy trì ổn định vĩ mô.

Tin nhanh ngân hàng ngày 2/5: Năm 2020, HDBank lãi gần 6.000 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tín dụng có cần thiết/tin nhanh ngân hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Hạn mức tín dụng được NHNN áp dụng năm 1994 nhằm kiểm soát tăng trưởng và từng bị ngừng sử dụng năm 1998. Đến năm 2011, biện pháp hành chính này được tái sử dụng do có thời điểm tỷ lệ tín dụng/GDP ở mức 158%, dẫn tới không thể kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chính sách cấp "room" tín dụng cần thay đổi. Hiện nay, biện pháp này khiến hiệu quả chính sách tiền tệ của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực do NHNN kiểm soát thông qua đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng và đặt trần lãi suất cho vay và tiền gửi, theo nhận định của Moody's.

Báo cáo VDSC cũng dẫn bình luận của IMF, Việt Nam nên dỡ bỏ dần trần tăng trưởng tín dụng đồng thời nới lỏng quy định về trần lãi suất huy động và cho vay nhằm cải thiện tính hiệu quả chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường.

Chia sẻ với báo chí gần đây, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng NHNN nên bãi bỏ biện pháp hành chính này và thay bằng biện pháp thị trường khác phù hợp. Vị này cho rằng NHNN nên điều hành tín dụng theo cơ chế thị trường, kiểm soát chặt bằng hệ số an toàn vốn (CAR), thông qua ràng buộc giữa vốn chủ sở hữu và tín dụng - đầu tư.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Mạnh Tưởng (T/h)