Tin ngân hàng ngày 5/2: Dịp Tết, kiều hối tiếp tục đổ về, nhu cầu vay vốn tăng mạnh

08:58 | 05/02/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài hơn 44 triệu USD trong tháng 1; VietBank lãi thuần quý IV/2021 cao gấp 60 lần cùng kỳ…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Tin ngân hàng ngày 4/2: Ví điện tử MoMo cảnh báo hiện tượng giả mạo gói hỗ trợ, quà tặng để lừa đảoTin ngân hàng ngày 4/2: Ví điện tử MoMo cảnh báo hiện tượng giả mạo gói hỗ trợ, quà tặng để lừa đảo

Tin ngân hàng ngày 3/2: Agribank E-Mobile Banking nâng cấp phiên bản mới, tối ưu nhu cầu khách hàngTin ngân hàng ngày 3/2: Agribank E-Mobile Banking nâng cấp phiên bản mới, tối ưu nhu cầu khách hàng

Dịp Tết, kiều hối tiếp tục đổ về, nhu cầu vay vốn tăng mạnh

Mới đây, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, ước tính lượng kiều hối tháng 1-2022 tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tin ngân hàng ngày 5/2: Dịp Tết, kiều hối tiếp tục đổ về, nhu cầu vay vốn tăng mạnh
Dịp Tết, kiều hối tiếp tục đổ về, nhu cầu vay vốn tăng mạnh/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Số liệu mới cập nhật cho thấy kết thúc năm 2021, lượng kiều hối chuyển qua hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức kinh tế chi trả kiều hối trên địa bàn TP HCM tăng cao hơn so với dự kiến trước đó, lên 7,1 tỉ USD, tăng 16% so với năm trước. Với con số này, hiện kiều hối là kênh chiếm khoảng 12% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố.

Năm 2021 là năm đánh dấu mức kiều hối đổ về TP HCM cao kỷ lục, chiếm hơn một nửa so với cả nước và cao hơn mức dự báo trước đó.

Tính chung cả nước, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, kiều hối về Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 12,5 tỉ USD. Dù ảnh hưởng dịch Covid-19, kiều bào cũng gặp rất nhiều khó khăn song vẫn quan tâm hướng về quê hương. Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong điều kiện khó khăn cần vốn đầu tư. Trong số đó, lượng kiều hối gửi qua các tổ chức tín dụng khoảng 7%, các công ty kiều hối 28%, qua bưu điện 2%...

Không chỉ lượng kiều hối đổ về góp phần kích thích tiêu dùng tăng trưởng, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn TP HCM cũng tăng mạnh.

Trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 1-2022, Cục Thống kê TP HCM nhận định chính sách của Ngân hàng Nhà nước và việc nhiều lần điều chỉnh mặt bằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng giúp doanh nghiệp, cá nhân tháo gỡ khó khăn do đại dịch Covid-19, bảo đảm cung ứng đầy đủ vốn để tăng tốc phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tính đến ngày 1-1-2022, dư nợ tín dụng trên địa bàn TP HCM tăng 11,4% và tổng vốn huy động tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số khả quan trong bối cảnh thành phố chịu nhiều tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 thời gian qua.

Cục Thống kê TP HCM cho rằng chính quyền các cấp cần tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 như: cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng nặng, thực hiện miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay… để sớm khôi phục kinh tế thành phố.

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài hơn 44 triệu USD trong tháng 1

Trong tháng 1/2022 có 15 dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 44,2 triệu USD, gấp 13,97 lần so với cùng kỳ năm trước; có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh giảm 7,2 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 36,9 triệu USD, gấp 11,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư ra nước ngoài tháng 1/2022 tăng mạnh do trong tháng 1/2021 chỉ cấp 1 dự án đầu tư mới có vốn đầu tư 3,16 triệu USD.

Trong đó, hoạt động khai khoáng đạt 33,5 triệu USD; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 9,2 triệu USD; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe động cơ khác đạt 8,5 triệu USD; riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo điều chỉnh giảm 16,4 triệu USD.

Trong tháng 1/2022 có 7 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Lào là nước dẫn đầu với 48,2 triệu USD; Hoa Kỳ 2,9 triệu USD; Trung Quốc 1,3 triệu USD; Hàn Quốc 475 nghìn USD; Myanma điều chỉnh giảm 16,4 triệu.

VietBank lãi thuần quý IV/2021 cao gấp 60 lần cùng kỳ

Theo báo cáo tài chính quý IV/2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank – Mã: VBB) ghi nhận lãi hợp nhất trước thuế 241 tỷ đồng, gấp 8,3 lần cùng kỳ 2020.

Tin ngân hàng ngày 5/2: Dịp Tết, kiều hối tiếp tục đổ về, nhu cầu vay vốn tăng mạnh
VietBank lãi thuần quý IV/2021 cao gấp 60 lần cùng kỳ/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Nguyên nhân chính giúp lợi nhuận VietBank tăng đột biến trong quý IV đến từ sự bứt phá của các mảng kinh doanh chính và cắt giảm chi phí hoạt động.

Theo đó, thu nhập lãi thuần trong quý vừa qua đạt 699 tỷ đồng, gấp 8,2 lần cùng kỳ 2020 và đóng góp hơn 72% tổng thu nhập hoạt động ngân hàng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 41,6% lên gần 33 tỷ; các hoạt động kinh doanh khác mang khoản về khoản lãi 173 tỷ, gấp 3,5 lần quý IV/2020.

Dù mảng kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư sụt giảm, doanh thu thuần của VietBank vẫn tăng gần 136% đạt kỷ lục 969 tỷ. Trong khi chi phí hoạt động giảm 19,2% xuống còn 323 tỷ đồng. Qua đó giúp lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đột biến lên 645 tỷ, gấp gần 60 lần quý IV/2020.

Khác với việc được hoàn nhập hơn 18 tỷ trong quý IV/2020, VietBank đã phải trích lập gần 404 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro trong 3 tháng cuối năm 2021. Dù vậy, ngân hàng này vẫn ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế theo quý cao kỷ lục 241 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận hợp nhất trước thuế VietBank đạt 636 tỷ, tăng gần 58% so với năm 2020. Cũng giống quý IV, lợi nhuận năm 2021 tăng mạnh do lãi thuần tăng đột biến bất chấp việc phải đẩy mạnh trích lập dự phòng.

Tính đến cuối tháng 12/2021, tổng tài sản ngân hàng tăng 13,4% lên mức 103.780 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 12,8% đạt 50.530 tỷ đồng. Tiền gửi tăng 3,4% lên gần 66.755 tỷ đồng.

Trong năm 2021, nợ xấu nội bảng của VietBank tăng hơn 135% lên 1.845 tỷ đồng, qua đó kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 1,75% đầu năm lên mức 3,65% vào cuối năm. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ( gồm dư nợ cho vay khách hàng và trái phiếu) thì chỉ khoảng 2,31%.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/H)