Tin ngân hàng ngày 4/2: Ví điện tử MoMo cảnh báo hiện tượng giả mạo gói hỗ trợ, quà tặng để lừa đảo

08:39 | 04/02/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tiếp tục quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển bền vững; Lợi nhuận Eximbank năm 2021 giảm 10% so với năm 2020…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Tin ngân hàng ngày 3/2: Agribank E-Mobile Banking nâng cấp phiên bản mới, tối ưu nhu cầu khách hàngTin ngân hàng ngày 3/2: Agribank E-Mobile Banking nâng cấp phiên bản mới, tối ưu nhu cầu khách hàng

Tin ngân hàng ngày 2/2: Ngân hàng Nhà nước Tin ngân hàng ngày 2/2: Ngân hàng Nhà nước "bơm" gần 10.000 tỷ đồng dịp Tết 2022

Ví điện tử MoMo cảnh báo hiện tượng giả mạo gói hỗ trợ, quà tặng để lừa đảo

Gần đây, MoMo ghi nhận tình trạng một số đối tượng lừa đảo giả danh Ví điện tử MoMo để gửi email cho khách hàng với tiêu đề “Gói hỗ trợ COVID - chung tay vượt qua đại dịch” hoặc “Gói quà tặng hỗ trợ người dân TP.Hồ Chí Minh vượt qua đại dịch” nhằm yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đăng nhập để nhận được gói hỗ trợ.

Tin ngân hàng ngày 4/2: Ví điện tử MoMo cảnh báo hiện tượng giả mạo gói hỗ trợ, quà tặng để lừa đảo
MoMo cảnh báo hiện tượng giả mạo gói hỗ trợ, quà tặng để lừa đảo/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Tên email giả danh Ví MOMO theo cấu trúc đa dạng, ví dụ [email protected] hoặc [email protected] (XX là các số ngẫu nhiên) hoặc [email protected] (XXX là các từ khóa khác) hoặc các email có đuôi gmail khác.

Trong email có chứa đường dẫn Google Form, yêu cầu Khách hàng truy cập tiếp vào một đường dẫn khác đến website giả mạo MoMo (ví dụ www.momo.sbs) để nhận ưu đãi:

Tại website này, khách hàng được yêu cầu nhập thông tin đăng nhập (số điện thoại, mật khẩu, OTP). Sau khi khách hàng hoàn tất việc nhập thông tin, đối tượng lừa đảo sẽ đánh cắp thông tin đăng nhập Ví của khách hàng và tiến hành tẩu tán tiền.

Đây hoàn toàn là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng. Ví điện tử MoMo cho biết, hiện không có chương trình hỗ trợ/cứu trợ COVID đến người dùng và khuyến cáo khách hàng bỏ qua nếu nhận được những email có nội dung tương tự, và tuyệt đối không nhấn vào các đường dẫn hoặc cung cấp bất kỳ thông tin đăng nhập nào ngoài ứng dụng Ví điện tử MoMo.

Trong trường hợp khách hàng đã cung cấp thông tin trên các website giả mạo, cần liên hệ ngay với bộ phận Chăm sóc khách hàng của MoMo (Tổng đài CSKH 1900 5454 41/ Mục hỗ trợ trên ứng dụng) hoặc thực hiện khóa Ví tự động qua tổng đài 1900 5454 41 (nhấn phím 1).

Tiếp tục quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển bền vững

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến năm 2021, toàn thị trường bảo hiểm có 76 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 24 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Bên cạnh đó, trên thị trường còn có 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Số liệu của Bộ Tài chính cũng cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam ước đạt 214.958 tỷ đồng (tăng 15,59% so với năm 2020), trong đó doanh thu phí bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 57.609 tỷ đồng, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 157.349 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.561 tỷ đồng (tăng 1,68% so với năm 2020), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 18.891 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 30.670 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp cũng đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 577.069 tỷ đồng (tăng 22,24% so với năm 2020), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52.223 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 524.846 tỷ đồng.

Để thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội, Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể:

Thứ nhất, công tác phát triển thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm: Khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm mới. Có cơ chế chính sách khuyến khích các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí. Đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với cách mạng công nghệ 4.0.

Thứ hai, đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp. Theo đó, tiếp tục giám sát, theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp bảo hiểm chưa đảm bảo biên khả năng thanh toán, nguồn vốn chủ sở hữu thực hiện các giải pháp để đảm bảo đáp ứng quy định pháp luật.

Thứ ba, tăng cường công tác giám sát từ xa, thanh tra và kiểm tra tại chỗ. Trong đó, tiếp tục tăng cường thực hiện đánh giá doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo định kỳ, kịp thời phát hiện sai phạm để có phương án xử lý; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch đã đề ra.

Lợi nhuận Eximbank năm 2021 giảm 10% so với năm 2020

Mới đây, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – Mã: EIB) đã công bố báo cáo tài chính quý 4 với lợi nhuận hợp nhất trước và sau thuế cả năm 2021 đạt lần lượt 1.205 tỷ và 965 tỷ đồng, giảm gần 10% so với 2020.

Tin ngân hàng ngày 4/2: Ví điện tử MoMo cảnh báo hiện tượng giả mạo gói hỗ trợ, quà tặng để lừa đảo
Lợi nhuận Eximbank năm 2021 giảm 10% so với năm 2020/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Như vậy, Eximbank là ngân hàng đầu tiên báo lợi nhuận đi xuống trong năm vừa qua.

Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận Eximbank sụt giảm do chi phí dự phòng rủi ro cao gấp rưỡi năm trước, trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng nhẹ 9,4%.

Đi sâu vào các mảng kinh doanh, thu nhập lãi thuần vẫn là nguồn thu chính của Eximbank khi mang về 3.524 tỷ đồng, tăng 6,4% và chiếm 75% tổng doanh thu thuần.

Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư đạt 99,4 tỷ đồng, tăng 79,4% với danh mục đầu tư lên tới hơn 15.880 tỷ vào cuối năm 2021.

Ngược lại, lãi thuần từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối của Eximbank đều giảm so với năm 2020, lần lượt mang về 433 tỷ và 394 tỷ đồng.

Tựu chung, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng trong năm 2021 đạt 4.709 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,9%. Trong khi chi phí hoạt động tăng 3,1% lên 2.514 tỷ đồng. Qua đó giúp lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 9,4% đạt 2.195 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 12/2021, tổng tài sản Eximbank đạt 165.832 tỷ đồng, tăng 3,4% so với hồi đầu năm.

Năm 2021, dư nợ cho vay của ngân hàng tăng 13,8% lên mức 114.675 tỷ. Trong đó, nợ xấu nội bảng giảm 11,3% xuống còn 2.247 tỷ đồng và chiếm 1,96% tổng dư nợ, thấp hơn mức 2,52% ghi nhận vào cuối năm 2020. Tiền gửi khách hàng đạt xấp xỉ 137.374 tỷ, tăng 2,6%.

Riêng tại ngân hàng mẹ, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt hơn 1.260 tỷ đồng, giảm 4,5% so với năm 2020 và chỉ thực hiện được gần 97% kế hoạch đã điều chỉnh.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/H)