Thỏa thuận Xanh EU tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh thủy sản?

14:10 | 22/12/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Theo Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI), Chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn” (F2F) sẽ tác động đến cách thức sản xuất, vận chuyển, phân phối và đóng gói thực phẩm tại thị trường EU.
Bad Request
Ảnh minh họa, ttps://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn” (F2F) được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cách thức sản xuất, vận chuyển, phân phối và tiếp thị thực phẩm. Tác động tức thì của chiến lược này đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang châu Âu đó là “Chính sách Nông nghiệp Chung Mới” (New Common Agricultural Policy) sẽ chính thức có hiệu lực vào Quý 1 năm 2023; Theo đó, các doanh nghiệp đến từ các nước ngoài EU (khi tiến hành xuất khẩu vào thị trường này) sẽ phải tuân thủ nghiêm các quy định hết sức chặt chẽ của EU trong việc ghi nhãn và dán nhãn hàng hóa.

Ngoài ra còn có các quy định sẽ có hiệu lực trong dài hạn (từ 3 đến 10 năm), ví dụ như “Kế hoạch hành động quản lý chất dinh dưỡng tổng hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do phân bón” (Action plan for integrated nutrient management to reduce pollution from fertilisers); bao gồm việc xem xét tác động của phân bón đối với sức khỏe con người cũng như tác động đối với môi trường. Điều này có thể dẫn đến việc hạn chế lượng phân hóa học sử dụng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như giảm thiểu chủng loại phân bón, kéo theo đó là những thay đổi trong mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo nhận định của Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI), có khả năng những quy định mới này sẽ mang lại những thay đổi về: Loại vật liệu dùng để đóng gói nguyên liệu thô và các sản phẩm chế biến đặc biệt; Chủng loại và số lượng thuốc trừ sâu được phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp; Công nghệ di truyền được phép sử dụng trong nhân giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản; Những thông tin bắt buộc phải cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm việc dán nhãn ở phía trước gói hàng/kiện hàng và các tiêu chuẩn tiếp thị khác có liên quan.

Lời khuyên của CBI: Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu cần thường xuyên kiểm tra trang F2F của Ủy ban Châu Âu (the European Commission’s F2F page) để nắm chắc các thông tin quan trọng và các sự kiện có liên quan.

Kế hoạch Hành động Kinh tế Tuần hoàn

Kế hoạch Hành động Kinh tế Tuần hoàn của EU (the EU’s Circular Economy Action Plan - CEAP) là một tập hợp các sáng kiến nhằm giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên bằng cách chuyển đổi thiết kế, thay đổi phương thức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích: Không tạo ra chất thải. Những sáng kiến này hướng đến nhiều loại vật liệu và hàng hóa khác nhau như bao bì, công nghệ, phương tiện và dệt may.

Nền kinh tế tuần hoàn là gì?

Nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là một mô hình sản xuất và tiêu dùng, trong đó có việc chia sẻ, cho thuê, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế các vật liệu và sản phẩm hiện có càng lâu càng tốt (sharing, leasing, reusing, repairing, refurbishing and recycling existing materials and products as long as possible). EU cho rằng, bằng cách này, vòng đời của sản phẩm sẽ được kéo dài. Trong thực tế, nó có nghĩa là giảm chất thải đến mức tối thiểu. Khi một sản phẩm hết hạn sử dụng (a product reaches the end of its life), sản phẩm đó vẫn tồn tại trong nền kinh tế, đồng nghĩa với việc các nguyên vật liệu làm ra sản phẩm đó vẫn tồn tại trong nền kinh tế (its materials are kept within the economy wherever possible). EU cho rằng, tất cả những thứ đó có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiều lần hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn trong một nền kinh tế tuần hoàn.

Điều này khác hoàn toàn với mô hình kinh tế tuyến tính hiện tại (the current, linear economic model), trong đó: vật liệu (sử dụng trong sản phẩm) sẽ được tiêu thụ và vứt bỏ (materials are used in products, consumed, and thrown away).

Kế hoạch Hành động Kinh tế Tuần hoàn “CEAP” đôi khi được gọi là “CEAP mới” (new CEAP) vì được xây dựng dựa trên “CEAP đầu tiên” thông qua năm 2015. Theo đó, “CEAP” / “CEAP mới” mạch lạc hơn và bao gồm nhiều sản phẩm và vật liệu hơn.

Các biện pháp được đưa ra theo “CEAP mới” nhằm mục đích sau:

• Đưa “các sản phẩm bền vững” trở thành tiêu chuẩn ở thị trường EU;

• Trao quyền cho người tiêu dùng EU (consumers and public buyers);

• Tập trung vào các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên nhất và có tiềm năng tuần hoàn cao, bao gồm bao bì, nhựa và dệt may;

• Giảm thiểu lãng phí;

• Dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu về nền kinh tế tuần hoàn.

Trong bản Kế hoạch đầu tiên có các bước quan trọng hướng tới “nền kinh tế sử dụng tài nguyên hiệu quả” (a resource-efficient economy), bao gồm Quy định đối với nhựa sử dụng một lần và các yêu cầu thiết kế sinh thái bắt buộc đối với các sản phẩm liên quan đến năng lượng (a Directive on single-use plastics and mandatory EcoDesign requirements for energy-related products) như: sản phẩm gia dụng, động cơ và nguồn điện. Nhiều quy định trong “CEAP đầu tiên” (năm 2015) chỉ là quy định tự nguyện (không bắt thực hiện); tuy nhiên đến đầu năm 2019, một số quy định đã được đưa vào luật chính thức (many of the measures proposed in the first CEAP remained voluntary, with few entering official legislation).

Trong số các hành động liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển, nhiều hành động liên quan đến việc rà soát các luật hiện hành, đánh giá tác động của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và tổ chức tham vấn cộng đồng. Năm 2021, Ủy ban châu Âu đã đề xuất ban hành 03 luật mới, đang tiến hành xem xét trước khi công bố. Điều này có nghĩa là, nếu các đề xuất này được xem xét, phê chuẩn, chúng có thể không được thực hiện trong năm 2023 hoặc muộn hơn.

Một số lưu ý: Đối với Kế hoạch Hành động Kinh tế Tuần hoàn của EU (CEAP) thì trong ngắn hạn (1-2 năm) sẽ không có sự thay đổi trong cách thức các công ty châu Âu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (vì sẽ không có luật nào được thực thi trong thời gian này). Tuy nhiên, trên thị trường sẽ xuất hiện một số thay đổi ở các doanh nghiệp lớn (bigger players) do đang phản ứng với quy định mới trong CEAP. Bên cạnh đó, nhiều dấu hiệu cho thấy người mua muốn hàng hóa được sử dụng bằng bao bì tái chế, và có nhiều thông tin hơn từ các nhà cung cấp về “tính bền vững” của chuỗi cung ứng. Có dấu hiệu cho thấy người mua EU muốn hàng dệt may được tái chế nhiều hơn.

Về lâu dài (3-10 năm), các luật và quy định có thể được áp dụng để xác định cách sản phẩm được sản xuất, đóng gói. Những điều cơ bản mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu thủy sản sang châu Âu cần phải thích ứng là:

• Luật/quy định về việc tạo ra sản phẩm bền vững, giảm thiểu chất thải trong suốt vòng đời sản phẩm;

• Luật/quy định giới hạn số lượng bao bì; chủng loại bao bì được phép sử dụng cho các sản phẩm của doanh nghiệp;

• Thông tin bổ sung về quá trình sản xuất, chế biến (giúp người tiêu dùng châu Âu có thêm cơ sở quyết định lựa chọn sản phẩm).

Lời khuyên của CBI: Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào châu Âu nên chủ động tìm kiếm thông tin về những luật tiềm năng có thể xuất hiện từ CEAP cũng như các mẹo để giải quyết vấn đề đó.

Tác động của Thỏa thuận Xanh đối với hàng nhập khẩu vào Châu Âu

Theo những cách khác nhau, việc nhập khẩu vào châu Âu sẽ bị ảnh hưởng bởi Thỏa Thuận Xanh Châu Âu (European Green Deal - EGD). Ngoài việc thiết lập các tiêu chuẩn bền vững cao hơn trong các quy trình sản xuất, EGD còn yêu cầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp thêm thông tin về các sản phẩm mà họ xuất khẩu sang Châu Âu. Điều này có nghĩa là làm tăng chi phí trong ngắn hạn và tăng tính cạnh tranh trong dài hạn. Tuy nhiên, Thỏa Thuận Xanh Châu Âu sẽ thay đổi các tiêu chuẩn hiện có để hỗ trợ các doanh nghiệp và giúp chuỗi cung ứng bền vững hơn. Điều này sẽ tác động đến việc nhập khẩu vào châu Âu theo những cách sau:

• Tiêu chuẩn cao hơn về tính bền vững trong sản xuất, chế biến hàng hóa, dịch vụ

Ngay cả khi luật pháp và các quy định không thay đổi hoặc không đi vào thực tiễn trong nhiều năm thì thị trường châu Âu đang chuyển hướng sang các sản phẩm được chứng minh là đã được sản xuất theo cách bền vững, tôn trọng quyền con người. Nói cách khác, người mua (nhất là các công ty lớn) đang tìm kiếm hàng hóa được sản xuất, chế biến và đóng gói theo tiêu chuẩn cao về tôn trọng nhân quyền và môi trường. Gần đây, các nhà bán lẻ lớn trên toàn cầu đã đồng ý một thỏa thuận 02 năm với các công nhân may mặc và chủ nhà máy ở Bangladesh, mở rộng thỏa thuận đã có từ trước khiến các nhà bán lẻ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý nếu nhà máy của họ không đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn lao động.

Về cơ bản, tất cả các thương hiệu thực phẩm và đồ uống lớn đã cam kết tìm nguồn cung ứng nông sản một cách có trách nhiệm, và ngành thủy sản cũng đang làm theo cách này. Trong lĩnh vực may mặc và dệt may, các công ty cũng đang truyền thông về một kế hoạch sản xuất và cung cấp nguyên liệu bền vững (ví dụ: nhà bán lẻ Zara đã thông báo 2 năm trước rằng, kể từ năm 2025 họ sẽ chỉ sử dụng các loại vải bền vững).

Tất cả những điều này có nghĩa là nhu cầu đối với hàng hóa/dịch vụ được sản xuất bền vững ngày càng tăng. Các luật và biện pháp được đề xuất theo Thỏa Thuận Xanh Châu Âu càng khiến cho nhu cầu này trở nên mạnh mẽ hơn. Từ đó, mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sản xuất thực phẩm và dệt may tuân thủ các tiêu chuẩn cao hơn về tính bền vững, ví dụ như sản xuất hữu cơ.

• Tăng nhu cầu tìm hiểu thông tin về quá trình thực hành sản xuất, chế biến

Nhiều luật khác nhau đang được thảo luận để nâng cao trách nhiệm của các nhà sản xuất và bán lẻ châu Âu trong việc giải thích hàng hóa được sản xuất ở đâu, như thế nào, tác động của chúng đối với con người và môi trường. Trong đó bao gồm các luật mới về nhân quyền và môi trường, cũng như các quy định về báo cáo phi tài chính.

Ngoài ra, các chương trình chứng nhận bền vững (hay các sáng kiến riêng của công ty trong việc chứng nhận bền vững) cũng làm gia tăng số sản phẩm bền vững được bán trên thị trường. Ngày nay, trong một số lĩnh vực, hàng hóa được chứng nhận bền vững chiếm thị phần đáng kể. Cà phê là mặt hàng đã được chứng nhận bền vững lâu nhất (hơn 30 năm). Trong 10 năm qua, các mặt hàng được chứng nhận bền vững có thị phần tăng trên thị trường. Cá biệt một số trường hợp có sự tăng trưởng thị phần trên 10 năm. Sản xuất thủy sản (từ đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng) ngày càng được kỳ vọng sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững cơ bản.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này có nghĩa là họ phải thiết lập hệ thống thu thập thông tin (từ các nhà cung cấp) về tất cả các hoạt động sản xuất - lao động, cũng như giải thích nguồn gốc hàng hóa, thường được gọi là “truy xuất nguồn gốc sản phẩm”. Chắc chắn trong thời gian tới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu thủy sản sang châu Âu phải chú ý điều chỉnh doanh nghiệp, cung cấp ngày càng nhiều hơn các thông tin về cách thức sản xuất, chế biến hàng hóa; đồng thời, phải chấp nhận việc bị kiểm tra, thanh tra những thông tin này.

ttps://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Ngọc Thúy

tongcucthuysan.gov.vn