Thị trường chứng khoán thế giới ngày 28/12: Chỉ số của Mỹ phân hóa trước tin Trung Quốc tiếp tục nới lỏng hạn chế

21:14 | 28/12/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các chỉ số lớn của Mỹ biến động trái chiều hôm thứ Ba (27/12) khi Trung Quốc tuyên bố tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19 và dữ liệu chỉ ra giá nhà ở Mỹ đang đi xuống.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 26/12: Chỉ số châu Á tăng điểm sau lễ Giáng sinhThị trường chứng khoán thế giới ngày 26/12: Chỉ số châu Á tăng điểm sau lễ Giáng sinh
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 27/12: Hợp đồng tương lai của Mỹ tăng điểm, nhà đầu tư sẽ được “phát quà”?Thị trường chứng khoán thế giới ngày 27/12: Hợp đồng tương lai của Mỹ tăng điểm, nhà đầu tư sẽ được “phát quà”?
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 28/12: Chỉ số của Mỹ phân hóa trước tin Trung Quốc tiếp tục nới lỏng hạn chế
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37.63 điểm, tương đương 0,11%, lên 33.241,56 điểm. Trong khi đó, S&P 500 giảm 15.57 điểm, hay 0,4%, xuống 3.829,25 điểm còn Nasdaq Composite đóng phiên giảm 144,64 điểm, tương đương 1.38%, về 10.353,23 điểm.

Khối lượng giao dịch trong phiên vẫn thấp trước khi bước vào kỳ nghỉ dài đón năm mới.

Việc Trung Quốc thông báo sẽ nới lỏng các hạn chế về đi lại vào đầu tháng 1 đã gửi tín hiệu tích cực đến thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, đi cùng với hi vọng về phục hồi kinh tế, động thái này của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng đem tới cho các nhà đầu tư lo ngại về một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới.

Các nhà chiến lược tại JP Morgan đã cảnh báo trong một ghi chú về khả năng số ca nhiễm có thể đạt đỉnh trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc vào tháng 1, dẫn đến tiêu dùng hạn chế trong kỳ nghỉ lễ. Nhưng họ cũng lập luận rằng điều này có thể dẫn tới một "sự phục hồi theo chu kỳ sau gần ba năm liên tục nới lỏng và thắt chặt các hạn chế."

Về số liệu kinh tế, dữ liệu về nhà ở công bố hôm thứ Ba đã làm tăng thêm niềm tin rằng lạm phát có thể sẽ giảm thêm vào năm 2023. Chỉ số giá nhà S&P CoreLogic Case-Shiller cho thấy giá nhà ở tại Mỹ đã giảm 0,5% trong tháng 10 so với tháng 9, đánh dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp. Giá nhà ở tại tất cả 20 thành phố được tính trong chỉ số này đều giảm so với tháng trước.

Đó là tin tốt cho nền kinh tế khi giá nhà là một thành phần chính của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và sự sụt giảm này sẽ giúp tỷ lệ lạm phát thấp hơn vào năm 2023.

Mặc dù thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục rung lắc trong nhứng ngày tới, nhà đầu tư có thể lạc quan do dữ liệu thất nghiệp Mỹ sẽ được công bố vào thứ Năm (29/12) được dự báo là sẽ cho thấy thị trường lao động đang suy yếu đi. Việc này sẽ giúp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nới lỏng các chính sách tiền tệ.

Ngoài ra, niềm hy vọng về một đợt tăng giá cuối năm (Santa Claus Rally) có thể củng cố tâm lý nhà đầu tư.

Chứng khoán châu Á

Cổ phiếu tại châu Á hầu hết giảm điểm vào thứ Tư (28/12) khi thị trường đang đếm ngược đến điểm cuối của một năm đau khổ đối với các nhà đầu tư, với những bất ổn không có hồi kết bắt nguồn từ đại dịch và xung đột ở Ukraine.

Sàn Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,56% lên 19.898,91 điểm trong khi Shanghai Composite của Thượng hải giảm 0,26% xuống 3.087,4 điểm. Chỉ số của Hồng Kông đã mất 14% trong năm nay, trong khi Shanghai Composite rơi 14,2%.

Chỉ số Nikkei 225 của Tokyo, vốn đã giảm 8,6% trong năm nay, ghi nhận phiên giảm 0,41% cuối phiên thứ Tư xuống 26.340,5 điểm sau khi chính phủ báo cáo rằng sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 11 và có khả năng lùi sâu hơn nữa trong tháng 12.

/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đỗ Khánh