Thị trường chứng khoán thế giới ngày 17/2: Chỉ số Mỹ giảm điểm do lạm phát tăng cao

21:46 | 17/02/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào thứ Năm (16/2) sau khi dữ liệu lạm phát và việc làm mạnh hơn dự kiến, làm gia tăng lo ngại rằng chiến dịch thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn còn tiếp diễn.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 15/2: Dow Jones giảm, Nasdaq tăng dù lạm phát cao hơn kỳ vọngThị trường chứng khoán thế giới ngày 15/2: Dow Jones giảm, Nasdaq tăng dù lạm phát cao hơn kỳ vọng
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 16/2: Chỉ số của Mỹ tăng nhẹThị trường chứng khoán thế giới ngày 16/2: Chỉ số của Mỹ tăng nhẹ
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 17/2: Chỉ số Mỹ giảm điểm do lạm phát tăng cao
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số Dow Jones giảm 431,2 điểm, tương đương 1,3%, xuống 33.696,85 điểm. S&P 500 mất 57,19 điểm, tương đương 1,4%, còn 4.090,41 điểm, trong khi Nasdaq Composite sụt giảm 214,76 điểm, tương đương 1,8%, xuống 11.855,83 điểm.

Bộ Lao động cho biết hôm thứ Năm rằng chỉ số giá sản xuất (PPI) đã tăng 0,7% trong tháng 1 so với tháng trước, mức tăng lớn nhất kể từ mùa hè năm ngoái. Các nhà kinh tế được The Wall Street Journal thăm dò ý kiến đã kỳ vọng mức tăng chỉ 0,4%.

Trong khi đó, dữ liệu về số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp chỉ cho thấy dấu hiệu mờ nhạt về thị trường lao động hạ nhiệt.

Christopher Smart, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại Barings và là người đứng đầu Viện Đầu tư Barings, cho biết: “Ngày càng khó nhận thấy một cuộc suy thoái nghiêm trọng sắp xảy ra tại Mỹ. Phần lớn thị trường lao động vẫn tiếp tục rất nóng”.

Sau một khởi đầu năm đầy hứa hẹn, thị trường đã bước những bước đi khập khiễng trong những tuần gần đây. Các nhà đầu tư đã trở nên lạc quan rằng cuộc chiến chống lạm phát đang tiến triển mạnh mẽ, khiến các tài sản đầu cơ tăng giá trị. Tuy nhiên, một loạt dữ liệu cho thấy nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng trên một số mặt, bao gồm thị trường việc làm đang bùng nổ, chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ và giá tiêu dùng tăng cao.

Các báo cáo kinh tế gần đây đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng việc giảm áp lực về giá sẽ không đơn giản. Đỉnh lãi suất cơ bản đã đặt cược ở mức cao hơn, và hy vọng rằng các ngân hàng trung ương có thể sớm cắt giảm lãi suất đã tan thành mây khói.

Ông Smart cho biết: “Chắc chắn có khả năng lạm phát sẽ ở mức trên 4% khi kết thúc năm. Fed có thể không cần tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến hiện tại, nhưng có thể họ sẽ không thể cắt giảm cho đến tận năm sau”.

Các nhà đầu tư đã rút tiền từ các quỹ tương hỗ vốn cổ phần và quỹ hoán đổi danh mục (ETF) của Mỹ trong những tuần gần đây, một dấu hiệu của sự e ngại. Một cuộc khảo sát gần đây với các khách hàng tổ chức của JPMorgan Chase cho thấy chỉ khoảng một phần ba có kế hoạch đổ thêm tiền vào cổ phiếu, gần đạt mức thấp kỷ lục.

Lợi suất trái phiếu chính phủ đã tăng vào thứ Năm ngay sau các dữ liệu được công bố. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 3,842% từ 3,806% hôm thứ Tư. Lợi suất hai năm kết thúc phiên ở mức 4,617%, giảm từ 4,625%.

Lợi suất trái phiếu kho bạc đang giao dịch quanh mức cao nhất trong năm nay, nhưng một số nhà đầu tư cho biết họ kỳ vọng những động thái trong tương lai sẽ ít quyết liệt hơn.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán châu Á trượt dốc vào thứ Sáu (17/2) sau khi các chỉ số ở Phố Wall ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 4 tuần do các nhà đầu tư tỏ ra thất vọng về chỉ số lạm phát tăng cao hơn dự kiến.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 kết thúc ngày giảm 0,66% xuống 27.513,13 điểm. Còn tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite cũng giảm 0,77%, đóng cửa ở mức 3.224,02 điểm.

Chỉ số Hang Seng giảm 1,28% xuống 20.719,81 điểm sau khi dữ liệu điều tra dân số và thất nghiệp năm 2022 được công bố vào thứ Năm.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đỗ Khánh