Thị trường chứng khoán thế giới ngày 13/1: Đà tăng tiếp diễn khi lạm phát giảm
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa. http://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số Dow Jones tăng 216,96 điểm, tương đương 0,64%, đóng cửa ở mức 34.189,97 điểm. S&P 500 tăng 0,34%, kết phiên ở mức 3.983,17 điểm.
Trong khi đó, Nasdaq Composite đóng cửa tăng 0,64% lên 11.001,1 điểm, đánh dấu chuỗi 5 ngày tăng liên tiếp. Đây là lần đầu tiên mà chỉ số nặng về công nghệ này chứng kiến sự hồi phục trong thời gian dài như vậy kể từ tháng 7.
Báo cáo cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã giảm lần đầu tiên sau hơn 2 năm rưỡi vào tháng 12, mang lại hy vọng rằng lạm phát hiện đang có xu hướng giảm bền vững. Cụ thể, chỉ số này giảm 0,1% so với tháng 11 nhưng vẫn tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Dữ liệu trùng với dự báo của các nhà kinh tế theo một cuộc khảo sát của Dow Jones.
Chỉ số lạm phát lõi tăng 0,3% trong tháng 12 so với tháng trước và 5,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Gary Bradshaw, Phó chủ tịch cấp cao và quản lý danh mục đầu tư tại Hodges Capital Management, Dallas kỳ vọng thu nhập doanh nghiệp sẽ khả quan khi lạm phát tiếp tục đi xuống.
Thứ Sáu đem đến kết quả kinh doanh từ một số ngân hàng lớn của Mỹ, khởi đầu cho mùa thu nhập quý IV của các công ty trên S&P 500.
Thị trường biến động sau dữ liệu CPI. Giá thuê nhà vẫn rất cao theo báo cáo, trong khi thị trường lao động vẫn thắt chặt và lạm phát cao hơn nhiều so với mục tiêu của Fed. Một báo cáo khác cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đã giảm vào tuần trước.
Tuy nhiên, một số chiến lược gia cho rằng lạm phát của Mỹ chậm lại có thể mở đường cho Fed có thể chiến đấu với lạm phát mà không gây tổn hại nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế.
Tỷ lệ các nhà giao dịch đặt cược vào một đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 2 tăng từ 77% lên 91% sau khi dữ liệu lạm phát được công bố.
Chứng khoán Châu Á
Cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương thứ Sáu (13/1) hầu hết tăng cao hơn hôm trước sau khi chỉ số CPI của Mỹ cho thấy lạm phát hạ nhiệt vào tháng 12.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 244,56 điểm, hay 1,04%, lên 21.738,66 điểm. Shangha Composite của Trung Quốc đại lục tăng 1,01%, đóng cửa ở mức 3.195,31 điểm sau khi xuất nhập khẩu tháng 12 của Trung Quốc giảm ít hơn dự kiến.
Đi ngược xu hướng chung là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản, đóng cửa thấp hơn 1,25% ở mức 26.119,52 điểm do suy đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể thắt chặt chính sách tiền tệ siêu lỏng của mình do lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã vượt quá mức trần 0,5% trước cuộc họp chính sách vào tuần tới.
Đỗ Khánh
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Thị trường chứng khoán thế giới ngày 2/6: Dow Jones tăng mạnh đầu phiên sau báo cáo việc làm
- Tin nhanh chứng khoán ngày 2/6: Cổ phiếu ngân hàng bay cao, thị trường bùng nổ
- Nhận định phiên giao dịch ngày 2/6: Hiện thực hóa dần các mã đã đạt lợi nhuận kỳ vọng
- Thị trường chứng khoán thế giới ngày 1/6: Dow Jones tiếp tục giảm điểm
- Tin nhanh chứng khoán ngày 1/6: Cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn chiếm “spotlight”
- Nhận định phiên giao dịch ngày 1/6: Xu hướng tăng vẫn là chủ đạo
- Thị trường chứng khoán thế giới ngày 31/5: Chỉ số giảm khi các nhà đầu tư "nín thở" chờ cuộc bỏ phiếu thỏa thuận trần nợ
- Tin nhanh chứng khoán ngày 31/5: Cổ phiếu trụ kém sắc, VN Index điều chỉnh nhẹ
- Nhận định phiên giao dịch ngày 31/5: Thị trường đã bước vào nhịp tăng
- Thị trường chứng khoán thế giới ngày 30/5: S&P 500 tăng khi các nhà lập pháp đạt được thỏa thuận trần nợ