Thị trường chứng khoán thế giới ngày 11/2: Nasdaq mất chuỗi 5 tuần tăng liên tiếp

20:30 | 11/02/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chứng khoán Mỹ hầu như tăng điểm hôm thứ Sáu (10/2) sau những phiên thất vọng giữa tuần; tuy nhiên, Nasdaq tiếp tục rơi và mất chuỗi 5 tuần tăng liên tiếp do sức ép từ lợi tức trái phiếu tăng cao lên các cổ phiếu công nghệ.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 9/2: Chỉ số Mỹ giảm điểm sau bình luận của FedThị trường chứng khoán thế giới ngày 9/2: Chỉ số Mỹ giảm điểm sau bình luận của Fed
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 10/2: Chỉ số Mỹ rơi tiếp hơn 200 điểmThị trường chứng khoán thế giới ngày 10/2: Chỉ số Mỹ rơi tiếp hơn 200 điểm
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 11/2: Nasdaq mất chuỗi 5 tuần tăng liên tiếp
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số Dow Jones tăng 169,39 điểm, tương đương 0,5%, lên 33.869,27 điểm. N&P 500 nhích nhẹ 8,96 điểm, tương đương 0,22%, lên 4.090,46 điểm, trong khi Nasdaq Composite giảm nhẹ 71,46 điểm, hay 0,61%, xuống 11.718,12 điểm.

Trong tuần, Dow Jones giảm nhẹ 0,2%, trong khi S&P 500 mất 1,1% và Nasdaq đánh rơi 2,4%.

Louis Navellier, người sáng lập Navellier & Associates, cho biết: “Lãi suất vẫn đang tăng cao hơn và đó là một vấn đề gây bất ổn cho toàn bộ thị trường chứng khoán".

Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm tăng lên 3,74%, mức cao nhất kể từ đầu tháng 1. Nó đang được đẩy lên cao hơn bởi lợi tức trái phiếu kho bạc hai năm - theo sát kỳ vọng về lãi suất quỹ liên bang siêu ngắn hạn. Lợi tức kỳ hạn hai năm đã tăng lên 4,51%, mức chưa từng thấy kể từ cuối tháng 11.

Lợi suất của Mỹ tăng theo lợi suất trái phiếu toàn cầu sau khi Nikkei báo cáo rằng Kazuo Ueda đã được chọn làm thống đốc tiếp theo của Ngân hàng Nhật Bản. Ueda được coi là có tâm lý “diều hâu” hoặc sẵn sàng nâng lãi suất và tạo ra các điều kiện tài chính hạn chế cho nền kinh tế.

Lợi suất 10 năm của Nhật Bản ban đầu tăng, sau đó giảm trở lại, nhưng điều đó đủ để khiến lợi suất của Mỹ tăng cao hơn. Khi lợi suất bên ngoài nước Mỹ tăng lên, lợi suất của trái phiếu Mỹ trở nên kém hấp dẫn hơn một chút, việc sẽ thúc đẩy lực bán, làm hạ giá và nâng lợi suất của trái phiếu.

Điều đó phù hợp với chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Mặc dù lạm phát đã bắt đầu giảm, Fed đã nói rõ trong vài tuần qua rằng họ vẫn chưa hoàn thành việc tăng lãi suất, một động thái nhằm hạ nhiệt lạm phát bằng cách giảm nhu cầu kinh tế.

Đó là lý do tại sao cuối cùng các thị trường vẫn lo sợ về một cuộc suy thoái - và tại sao chứng khoán phải tạm dừng chân sau đợt phục hồi gần đây. Cả ba chỉ số chính của Mỹ đều tăng hai con số tính theo tỷ lệ phần trăm từ mức thấp nhất trong tháng 10, trước khi quay đầu giảm.

S&P 500 bắt đầu phiên giao dịch ngày thứ Sáu chỉ giảm hơn 2% so với mức đỉnh của đợt tăng giá đạt được vào đầu tháng Hai. Chỉ số này vẫn không thể vượt qua mốc 4.200 điểm, ngay cả khi có một đợt phục hồi nhỏ trong nửa giờ cuối cùng của phiên giao dịch. Mức đó là chốt chặn lớn mà S&P 500 chưa thể vượt qua kể từ năm 2022.

Matthew Stucky, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại Northwestern Mutual Wealth Management Company, cho biết: “Câu hỏi thực sự là liệu Mỹ có rơi vào suy thoái hay không. Chúng tôi vẫn khá thận trọng trên các thị trường”.

Các cổ phiếu có thể dễ dàng thiết lập một lộ trình tăng hoặc giảm dài hơn sau khi dữ liệu lạm phát được công bố vào đầu tuần tới. Vào thứ Ba (14/2), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho tháng 1 sẽ được công bố và các nhà kinh tế kỳ vọng mức tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Con số này sẽ giảm so với kết quả 6,5% của tháng 12 và có thể là mức giảm đủ để hỗ trợ cho quan điểm rằng Fed có thể sớm ngừng tăng lãi suất. Điều đó sẽ giúp cổ phiếu phục hồi. Một kết quả lạm phát quá cao sẽ làm tổn thương thị trường.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda viết: “Các nhà giao dịch lo sợ rằng báo cáo lạm phát ngày Valentine sẽ chứng minh lập trường của Fed rằng việc tăng lãi suất sẽ tiếp tục”.

Chứng khoán châu Á

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,59% trong tuần lên 27.670,98 điểm. Sau khi hồi chuông kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu được vang lên, trang Nikkei đã đưa tin rằng chính phủ Nhật Bản dự định đưa Kazuo Ueda, một chuyên gia kinh tế và từng là thành viên trong hội đồng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), lên làm thống đốc mới. Các nhà đầu tư đang trông chờ các thay đổi của ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ siêu lỏng của mình sau khi vị thống đốc mới lên nhận chức.

Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm nhẹ tuần thứ hai liên tiếp xuống 3.260,67 điểm khi sự cố khinh khí cầu tại Mỹ làm các nhà đầu tư nhớ lại về rủi ro địa chính trị của quốc gia này.

Chứng khoán Hồng Kông giảm tuần thứ hai liên tiếp trong bối cảnh các tín hiệu trái chiều về sự phục hồi tại Trung Quốc, trong khi căng thẳng địa chính trị gia tăng làm dấy lên lo ngại về các lệnh trừng phạt lên các công ty công nghệ của Trung Quốc.

Chỉ số Hang Seng giảm 2,01% xuống 21.190,42 điểm vào cuối phiên giao dịch thứ Sáu, nâng mức giảm trong tuần này lên 2,2%.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đỗ Khánh