Thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu: Gian nan tứ bề (phần 1)

15:56 | 15/11/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Khả năng của Nga trong việc duy trì thị phần ở châu Âu về lâu dài phụ thuộc vào một loạt các quyết định sẽ được đưa ra vào năm 2024, theo bài viết của ông Rob Dalton trên trang chủ của Cơ quan tình báo hàng hóa độc lập (ICIS).
Gazprom: Khí đốt của Nga vẫn đang được cung cấp cho EUGazprom: Khí đốt của Nga vẫn đang được cung cấp cho EU
Châu Âu cần LNG của Nga chứ không phải của MỹChâu Âu cần LNG của Nga chứ không phải của Mỹ
Thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu: Gian nan tứ bề (phần 1)
Ảnh minh họa

Hiện nay, Nga đã mất vai trò là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của châu Âu sau khi cắt giảm gần 90% khối lượng xuất khẩu qua đường ống theo hợp đồng.

Với nhiều thay đổi sắp xảy ra, sự hiện diện của quốc gia này tại thị trường châu Âu có thể còn giảm hơn nữa, đặt ra câu hỏi về khả năng người mua châu Âu thay thế lượng hàng nhập khẩu còn lại từ Nga.

Một phân tích của ICIS đã phát hiện ra rằng, khí đốt hóa lỏng (LNG) cùng với khí đốt qua đường ống của Nga vận chuyển qua Ukraine có thể bị loại bỏ dần mà không tạo ra sự mất cân bằng lớn trên thị trường ở Tây và Trung Âu, hay ngay cả khi bị đình chỉ trong ngắn hạn.

Trên thực tế, nếu EU cấm nhập khẩu LNG của Nga ngay lập tức, tác động đối với nguồn cung và cơ sở lưu trữ sẽ rất nhỏ.

Trong kịch bản LNG của Nga bị trừng phạt và giả định nhu cầu trung bình trong mùa đông tiếp tục giảm 15%, ICIS dự đoán khối EU sẽ kết thúc mùa nóng này với khoảng 53 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tự nhiên vẫn còn trong kho lưu trữ, hay 47% công suất lưu trữ. Lượng lưu trữ này sẽ cao hơn 15 bcm so với mức trung bình 5 năm trong giai đoạn 2017-2021.

Thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu: Gian nan tứ bề (phần 1)

Mặt khác, dòng chảy của Nga đến Đông Nam Âu thông qua TurkStream 2 sẽ khó thay thế trong thời gian ngắn do những hạn chế liên quan đến nhập khẩu LNG và khả năng truyền tải trong khu vực.

Khí truyền tải qua Ukraine

Chính quyền Ukraine đã bác bỏ ý tưởng đàm phán trực tiếp với Nga về việc gia hạn thỏa thuận quá cảnh khí đốt nhưng dường như đang để ngỏ cho người mua châu Âu tự đàm phán về việc giao hàng tại biên giới Nga - Ukraine sau năm 2024.

Lựa chọn này hợp lý nhưng để khả thi, nó cần phải thu hút được sự quan tâm đủ lớn để đảm bảo chi phí vận chuyển và rủi ro được giữ ở mức thấp.

Ngược lại, điều này đặt ra thách thức thứ hai vì nhiều người mua châu Âu sẽ cần phải quyết định xem họ muốn tiếp tục nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga hay tìm kiếm nguồn cung cấp LNG thay thế.

Thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu: Gian nan tứ bề (phần 1)

Trọng tài

Một số thương nhân cho biết, mặc dù những khách hàng lớn như BASF, EnBW hay RWE của Đức đã ký hợp đồng cung cấp LNG với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng nhiều bên khác vẫn tiếp tục "để mắt" đến một số thỏa thuận cung cấp dài hạn lớn đã bị đình chỉ vào năm ngoái với Gazprom.

Khối lượng từ các thỏa thuận này ước tính khoảng 80 bcm/năm nhưng đang được cơ quan trọng tài phân xử sau quyết định cắt giảm nguồn cung của Gazprom vào năm 2022.

Mặc dù vậy, vì các hợp đồng này sẽ hết hạn trong vòng 10 năm tới, một số công ty vẫn có thể mong đợi lượng khí đốt này sẽ được tung trở lại thị trường và có thể quá cảnh qua Ukraine khi North Stream của Nga bị phá hoại vào năm ngoái.

Thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu: Gian nan tứ bề (phần 1)

Trừng phạt LNG

EU đã nhận được 9 triệu tấn (12,42 bcm/năm) LNG của Nga trong năm nay và nếu các quốc gia thành viên tiếp tục nhập khẩu với tốc độ này, con số này có thể tăng lên 13,1 triệu tấn (18 bcm/năm).

Con số này sẽ thấp hơn một chút so với mức nhập khẩu LNG kỷ lục từ Nga vào năm 2022 (13,7 triệu tấn), với rủi ro vẫn còn lớn khi mùa đông đặc biệt lạnh giá có thể làm tăng nhu cầu khí đốt của châu Âu thêm khoảng 20 tỷ m3.

Tuy nhiên, hiện đang có những áp lực chính trị ngày càng tăng nhằm cấm LNG của Nga, với việc Bộ Tài chính Mỹ đã có cảnh cáo đầu tiên vào đầu tháng 11 khi đưa dự án LNG Arctic 2 vào tầm ngắm.

Ngay sau đó, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết kêu gọi cấm hoàn toàn LNG của Nga.

Mặc dù hai quyết định này chưa tác động đến thị trường khí đốt - dự án LNG Arctic 2 vẫn đang được Công ty Novatek của Nga phát triển cùng với các đối tác phương Tây và nghị quyết của Nghị viện châu Âu không mang tính ràng buộc - nhưng chúng có thể là khúc dạo đầu cho lệnh cấm LNG của Nga có thể được thông qua vào năm 2024.

Thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu: Gian nan tứ bề (phần 1)

Trung tâm khí đốt Thổ Nhĩ Kỳ

Cuối cùng, vì đã mất phần lớn thị trường sinh lợi lớn nhất của mình, Nga sẽ chạy đua với thời gian để giành lại một phần thị phần ở châu Âu trước khi các đối thủ quốc tế như Mỹ hay Qatar cung cấp nhiều LNG cho thị trường toàn cầu hơn khi họ tăng gấp đôi sản lượng của mình vào giữa thập kỷ này.

Lựa chọn duy nhất còn lại có thể là Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia mà Nga có thể đang sử dụng để giành lại một số thị phần ở châu Âu.

Các quốc gia Đông Nam Âu trước đây phụ thuộc vào khí đốt của Nga sẽ tiếp tục như vậy trong thời điểm hiện tại. Họ sẽ tiếp tục nhập khẩu qua TurkStream 2 vì không có nhiều lựa chọn trong việc đa dạng hóa nguồn cung.

Thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu: Gian nan tứ bề (phần 1)

Tuy nhiên, Nga cũng đang nỗ lực tăng cường xuất khẩu sang khu vực từ Thổ Nhĩ Kỳ ngoài khối lượng theo hợp đồng đã ký và khí đốt vận chuyển qua đường ống TurkStream 2.

Do đó, câu hỏi đặt ra là dòng chảy bổ sung sẽ cản trở khả năng của các nước trong khu vực trong việc đa dạng hóa nguồn cung khí đốt của Nga trong dài hạn ở mức độ nào.

Đỗ Khánh

ICIS