Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm tại Sacombank
![]() |
![]() |
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), phương án tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập đưa ra giải pháp, kiến nghị thực hiện kết luận thanh tra chưa đầy đủ, không tách bạch rõ những kiến nghị trong phương án tái cơ cấu sáp nhập và những kiến nghị tiếp tục phải thực hiện theo kết luận thanh tra.
![]() |
Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm tại Sacombank/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Kiểm tra tại Sacombank về việc thực hiện một số kiến nghị tại kết luận thanh tra cho thấy ngân hàng này chuyển nhóm nợ thấp hơn nhóm nợ nêu tại kiến nghị kết luận thanh tra trước khi bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đối với 18 khoản vay, dư nợ 2.825,4 tỷ đồng, tương ứng với giá trị dự phòng cụ thể trích lập thiếu 445,8 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sacombank đến cuối năm 2017, dư nợ chưa chuyển nợ xấu theo kết luận thanh tra là 4.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khách hàng đã cấn trừ nợ bằng tài sản với ngân hàng để tất toán khoản vay nên việc kiến nghị khôi phục nợ để chuyển nhóm theo kết luận thanh tra đến thời điểm thanh tra là không khả thi.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy, tổng dư nợ tín dụng với 16 khách hàng của ngân hàng Sacombank lên tới 15.218 tỷ đồng vào 31/8/2018, phân loại nợ nhóm 1, chiếm 6,2% tổng dư nợ của ngân hàng.
Đáng chú ý, Sacombank cho 9 doanh nghiệp vay với dư nợ bằng 48,52% vốn tự có của ngân hàng, lên tới 9.262 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp này gồm Công ty cổ phần Him Lam Thủ Đô, Công ty cổ phần Đầu tư Hồng Bàng, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bảo Lộc, Công ty cổ phần Đầu tư TMDV Nam Thắng, Công ty cổ phần Thương mại xây dựng Công Phúc, Công ty cổ phần Hạ tầng Bảo Tín, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Việt Phú Mỹ, Công ty cổ phần Việt Hà, Công ty cổ phần Hiệp Ân.
Số doanh nghiệp trên vay vốn để nhận chuyển nhượng và đầu tư vào cùng dự án.
9 doanh nghiệp này không có mối quan hệ liên quan theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng, không trực tiếp thực hiện dự án, mà vay vốn để chuyển cho bên thứ 3 qua hình thức ký hợp đồng nguyên tắc về chuyển nhượng các phân khu thuộc dự án.
Trong khi đó, ngân hàng chỉ thẩm định năng lực tài chính với khách hàng vay vốn thay vì đơn vị thực hiện dự án. Việc này dẫn tới tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Khi thanh tra, dự án đang khó khăn về pháp lý đất đai, làm tăng chi phí lãi vay, ảnh hưởng chất lượng tín dụng, kết quả kinh doanh của Sacombank.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng
-
Thanh tra phát hiện vi phạm kinh doanh vàng tại TPBank, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra Bộ Công an
-
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế DNA thừa nhận vi phạm quảng cáo liên quan đến kỹ thuật lọc máu
-
Thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm tại Sacombank Nam Định và Long Phú
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
- Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Nhiều thay đổi quan trọng của ngành ngân hàng kể từ ngày 1/7/2025
- Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Nhiều ngân hàng dự báo tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong quý II/2025
- Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
- Điểm tin ngân hàng ngày 27/6: Dòng vốn tín dụng đẩy mạnh vào phân khúc nhà ở giá rẻ
- Điểm tin ngân hàng ngày 26/6: Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho dự án xanh
- Điểm tin ngân hàng ngày 25/6: Tỷ giá USD thế giới giảm, "chợ đen" trong nước tiếp tục tăng
- Ưu đãi vay vốn đặc biệt cho doanh nghiệp với BIDV SME Fast Track
- Điểm tin ngân hàng ngày 24/6: TPBank phát hành trái phiếu lãi suất tới 7,28%/năm
- Điểm tin ngân hàng ngày 23/6: VietinBank hé lộ kết quả kinh doanh 6 tháng năm 2025