Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, hạ tầng số
![]() |
Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng năng lượng, thương mại, hạ tầng số, https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 32/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động của Ngành Công Thương.
Trong đó, một trong những nhiệm vụ, giải pháp Bộ Công Thương đặt ra là tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng năng lượng, thương mại, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng số. Tập trung bảo vệ môi trường, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Rà soát, kiểm tra, đôn đốc, tham mưu việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án năng lượng, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm về điện, dầu khí, năng lượng tái tạo, hạ tầng nhập khẩu năng lượng sơ cấp và đối với công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án. Bảo đảm tiến độ đầu tư, xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm. Tập trung tháo gỡ khó khăn để đưa các dự án nguồn điện lớn có vai trò quan trọng như Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Vân Phong 1... đi vào vận hành, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định từ năm 2023. Triệt để xử lý các dự án “treo”, dự án chậm tiến độ.
Đồng thời, xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, có khả năng kết nối khu vực, bảo đảm vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, hiệu quả.
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội; phấn đấu hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia theo Luật Quy hoạch trong năm 2023, gồm: năng lượng, điện, khoáng sản, hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia… thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của ngành Công Thương; kiểm soát, giám sát chặt chẽ nguồn thải, xử lý các cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng. Đa dạng hóa, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng môi trường, xử lý, tái chế chất thải, nước thải với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế dựa vào hệ sinh thái, kinh tế tuần hoàn.
Quyết liệt triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; tập trung hoàn thiện các cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư. Chủ động ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, sự cố môi trường.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
chinhphu.vn
- Bình Định sắp có cảng biển gần 7.000 tỷ đồng?
- Hội nghị “Kết nối Khánh Hòa với các đối tác quốc tế: Khát vọng phát triển”
- Chuyển hồ sơ 3 doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế GTGT sang cơ quan công an
- Lợi nhuận của Thế giới Di động sẽ giảm 80% trong năm 2023?
- Đề xuất miễn tiền chậm nộp với doanh nghiệp phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2022
- Thái Bình: Công khai loạt doanh nghiệp vi phạm pháp luật về đất đai
- Bamboo Capital có dự án điện mặt trời được công nhận vận hành thương mại sớm nhất trong các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
- Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu quốc gia
- Phó thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm bất cập tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam
- "Trùm BOT" Tasco lãi quý I/2023 chưa đến 1 tỷ đồng vẫn kỳ vọng cả năm lãi 600 tỷ đồng