Slovakia được miễn trừ thêm 1 năm để xuất khẩu sản phẩm dầu có nguồn gốc từ Nga
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Tháng 12 năm ngoái, Brussels đã cấm vận nguồn cung cấp dầu bằng đường biển đối với các thành viên của khối, và chỉ cho phép giao hàng qua đường ống Druzhba. Vào tháng 2, lệnh cấm vận đã được áp đặt cả với các sản phẩm dầu mỏ.
Tuy nhiên, Slovakia, Bulgaria và Hungary được miễn trừ để nhập khẩu dầu thô của Nga, và xuất khẩu các sản phẩm tinh chế được sản xuất từ dầu thô của nước này. Vào ngày 5/12, Cộng hòa Séc đã hết quyền miễn trừ nhập khẩu sản phẩm dầu thô có nguồn gốc từ Nga từ Slovakia.
Slovnaft, công ty liên kết với Tập đoàn năng lượng khổng lồ Hungary MOL Group, đang tìm cách cắt giảm việc sử dụng dầu thô của Nga, nhưng họ cần thêm thời gian để làm điều đó.
Tại Bulgaria, dầu của Nga được xử lý tại nhà máy lọc dầu Burgas, thuộc sở hữu của công ty năng lượng lớn Lukoil của Nga. Đầu tuần này, Quốc hội Bulgaria đã thông qua giai đoạn đầu tiên của dự luật cấm xuất khẩu các sản phẩm dầu thô có nguồn gốc từ Nga, bất chấp sự miễn trừ của EU. Lệnh cấm vận này dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu tháng tới. Sofia cũng đã cấm nhập khẩu dầu thô của Nga để lọc dầu, bắt đầu từ ngày 1 tháng 3.
Trước đó, Lukoil đã cảnh báo, để đối phó với “luật phân biệt đối xử và các quyết định chính trị không công bằng, thiên vị khác” liên quan đến nhà máy lọc dầu ở Burgas, họ sẽ xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình ở Bulgaria, bao gồm cả việc bán tài sản.
Hầu hết các quốc gia EU cũng đã cắt nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, trong đó Áo, Hungary và Cộng hòa Séc nằm trong số những nước vẫn sử dụng nguồn cung cấp này.
Đầu năm nay, Bulgaria đã áp dụng thuế đối với việc vận chuyển khí đốt của Nga. Động thái này đã khiến Hungary phẫn nộ, vì họ coi đây là mối đe dọa đối với an ninh năng lượng của mình. Vào tháng 12, Budapest đe dọa phủ quyết việc Bulgaria gia nhập khu vực Schengen, và gây áp lực buộc Sofia phải hủy bỏ khoản thuế này.
Yến Anh
RT
- Điểm tin ngân hàng ngày 19/5: Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý I/2025
- Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
- Bộ Tài chính nghiên cứu phương án áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"