Những ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu cao nhất năm 2022?
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Nhìn vào số liệu cập nhật báo cáo tài chính quý 4/2022 tại 27 ngân hàng công bố cho thấy, tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ xấu tại các ngân hàng này đã tăng lên trên 136.400 tỷ đồng, tương ứng tăng 35% so với năm 2021 là 100.853 tỷ đồng.
Ngoài ra, loạt ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất tính đến cuối năm 2022 bao gồm Vietbank, ABBank, Ngân hàng Bản Việt, PG Bank, SHB, VIB, OCB, VPBank và Saigonbank. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng này đều trên 2%.
Ở chiều ngược lại, nợ xấu của Bac A Bank giảm gần 24% so với đầu năm xuống 500 tỷ đồng, chủ yếu do nợ nhóm 5 giảm mạnh, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,77% xuống 0,53% - mức thấp nhẩt trong số các ngân hàng khảo sát.
Ngoài ra, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 1% có thể kể đến Techcombank, Vietcombank, ACB, TPBank và Sacombank.
Theo Công ty Chứng khoán Yuanta nhận định, chất lượng tài sản của ngành ngân hàng vẫn tốt dù trải qua một năm 2022 đầy biến động. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành sẽ tăng nhẹ vào năm 2023, một phần do Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hiệu lực. Ngoài ra, nợ xấu còn có thể tăng lên do các vấn đề liên quan đến ngành bất động sản, khi các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ.
Yuanta Việt Nam cũng cho biết, nợ xấu 2023 sẽ tăng lên 1,65% (tăng 10 điểm cơ bản so 2022). Do đó, chi phí dự phòng sẽ tăng lên, nhất là tại các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) thấp. Trong khi, ngân hàng có tỷ lệ LLR cao có thể linh hoạt hơn trong việc giảm trích lập dự phòng nhằm gia tăng lợi nhuận. Nguyên nhân tăng xuất phát từ rủi ro tiềm ẩn trên thị trường bất động sản, khi các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp kiểm soát.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng...
Vì vậy, các chuyên gia kinh tế - tài chính dự báo trong năm 2023, nợ xấu nội bảng ở mức 2%, nợ xấu gộp khoảng 4%. Trong khi đó, nợ xấu gộp của hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 4,99%, mức cao khi so sánh với các nước trong khu vực.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
-
Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
-
Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
-
Techcombank đồng hành chuyển đổi số cùng doanh nghiệp Cần Thơ
-
Techcombank là đại diện duy nhất Việt Nam được giải thưởng Celent Model Bank 2025 về quản lý vận hành xuất sắc
- Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại
- Điểm tin ngân hàng ngày 3/7: Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của NHNN
- Điểm tin ngân hàng ngày 2/7: Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng
- Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Nhiều thay đổi quan trọng của ngành ngân hàng kể từ ngày 1/7/2025
- Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Nhiều ngân hàng dự báo tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong quý II/2025
- Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
- Điểm tin ngân hàng ngày 27/6: Dòng vốn tín dụng đẩy mạnh vào phân khúc nhà ở giá rẻ
- Điểm tin ngân hàng ngày 26/6: Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho dự án xanh
- Điểm tin ngân hàng ngày 25/6: Tỷ giá USD thế giới giảm, "chợ đen" trong nước tiếp tục tăng