Nợ xấu lại tăng nhanh, lợi nhuận ngân hàng có bị ảnh hưởng?

06:00 | 25/08/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Ngân hàng Agribank đang có số dư nợ xấu cao nhất hệ thống với gần 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra, nợ xấu tại MB, OCB... đều tăng mạnh trong nửa đầu năm nay.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại BaoViet Bank, VIB... ở mức thấpTỷ lệ bao phủ nợ xấu tại BaoViet Bank, VIB... ở mức thấp
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng các ngân hàng có sự phân hóa mạnhChi phí dự phòng rủi ro tín dụng các ngân hàng có sự phân hóa mạnh
Bộ Tài chính lên kế hoạch cơ cấu lại các ngân hàng thương mại và xử lý nợ xấuBộ Tài chính lên kế hoạch cơ cấu lại các ngân hàng thương mại và xử lý nợ xấu

Tính đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022. Điểm đáng quan tâm nhất chính là số dư nợ xấu đã tăng mạnh trong 6 tháng qua.

Theo thống kê từ người viết, trong nửa đầu năm 2022, khoảng 21 ngân hàng đều ghi nhận nợ xấu tăng. Trong đó, ngân hàng Quốc dân là nhà băng có sự gia tăng đột biến về nợ xấu, tăng từ 1.249 tỷ đồng hồi đầu năm lên 4.900 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2022, tương đương tăng gấp hơn 3 lần. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng vọt từ 3% lên 11,05%.

Đặc biệt, số dư nợ xấu tại các ngân hàng quy mô vừa và lớn tăng mạnh trong nửa đầu năm nay. Điển hình tại ngân hàng OCB, tính đến 30/6/2022, tổng nợ xấu tăng 59% so với đầu năm, từ 1.350 tỷ đồng lên 2.144 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,32% lên 1,96%.

Tại ngân hàng MB, tổng nợ xấu tăng hơn 52% so với đầu năm, chiếm 4.975 tỷ đồng trong tổng dư nợ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh nhất. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,9% đầu năm lên 1,2%.

Đối với SHB, tổng nợ xấu tại nhà băng này tăng tới 55% so với đầu năm, từ 6.113 tỷ đồng lên 9.494 tỷ đồng.

Đáng nói, số dư nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đã tăng mạnh trong 6 tháng qua. Chẳng hạn nợ nhóm 5 tại VIB tăng 68% lên 1.219 tỷ đồng; tại TPBank nợ nhóm 5 tăng 51% lên hơn 448 tỷ đồng; nợ nhóm 5 tại ACB tăng 59% lên hơn 2.190 tỷ đồng; thậm chí nợ nhóm 5 tại MB cao gấp 2,2 lần so với đầu năm, lên 1.826 tỷ đồng…

Xét về số dư tuyệt đối, ngân hàng Agribank đang có số dư nợ xấu cao nhất hệ thống với gần 30.000 tỷ đồng, tăng 22% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 5 chiếm đến 64,6% nợ xấu với 19.375 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng tăng từ 1,87% hồi đầu năm lên 2,16%.

Nợ xấu lại tăng nhanh, lợi nhuận ngân hàng có bị ảnh hưởng?

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán SSI, tỷ lệ nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng xấu đi trong hai quý đầu năm một phần là do việc phân loại lại các khoản nợ tái cơ cấu thành nợ nhóm 4 hoặc 5 sau khi hết thời hạn tái cơ cấu. Các khoản nợ tái cơ cấu này có thể sẽ tiếp tục tăng lên khi Thông tư 14 hết hạn (ngày 30/6/2022).

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân khiến số dư nợ xấu tăng. Tính đến ngày 30/6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 9,35%, đạt trên 11,4 triệu tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 chỉ tăng 6,47%. Cùng với đó, đã có tới hơn 709.000 tỷ đồng dư nợ đã được các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Phát biểu tại tọa đàm “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm”, TS. Cấn Văn Lực dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2% và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6%.

Tại talkshow “Chọn danh mục kỳ 12: Khơi dòng vốn sản xuất kinh doanh”, một chuyên gia của Yuanta Việt Nam cho biết Thông tư 14 không còn hiệu lực, về khả năng dự phòng, với các ngân hàng đã xử lý trong 2021 thì nợ cơ cấu giảm, nhưng cơ bản thì vẫn tăng 5% so với cùng kỳ vì tỷ lệ bao phủ nhiều ngân hàng đang thấp so với mặt bằng chung.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, ảnh hưởng của nợ xấu sẽ có sự phân hoá tại các ngân hàng. Nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, bộ đệm dự phòng dày sẽ ít chịu rủi ro hơn nhóm còn lại. Tuy nhiên, nợ xấu tăng khiến các ngân hàng cũng phải trích lập dự phòng nhiều hơn, ảnh hưởng tới lợi nhuận trong kỳ.

Theo kết quả khảo sát mới đây của Vietnam Report, có tới 45,5% số ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trích lập dự phòng rủi ro, có 36,4% số ngân hàng duy trì mức trích lập dự phòng rủi ro như năm trước và chỉ có 18,2% giảm trích lập dự phòng rủi ro.

Theo nhận định của chuyên gia tại Chứng khoán Yuanta Việt Nam, lợi nhuận ngân hàng vào năm 2022 phần lớn sẽ phụ thuộc vào khả năng thu hồi lại những khoản nợ vay tái cơ cấu. Nếu những khoản nợ này trở thành nợ xấu, các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có tỷ lệ LLR thấp sẽ phải tăng thêm dự phòng. Điều này sẽ làm giảm con số lợi nhuận.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Hoàng Long

vietinbank
ajinomoto