7 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, dưới 1%
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Theo tìm hiểu, tính đến cuối năm 2022, nợ xấu nội bảng của Vietcombank ở mức 7.808 tỷ, tăng 27,6% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cuối năm 2022 ở mức 0,68%, giảm so với mức 0,8% cuối quý 3/2022 và tăng nhẹ so với hồi đầu năm (0,64%).
Chất lượng tài sản của Vietcombank còn được đánh giá cao bởi bộ đệm dự phòng rủi ro tín dụng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng cuối năm 2022 tiếp tục cao nhất hệ thống, đạt 317%.
Tại Techcombank, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trong năm qua, tuy nhiên vẫn nằm trong nhóm thấp nhất hệ thống. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2022 của nhà băng này là 0,9%, tăng so với 0,6% năm 2021. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt 125%.
MB cũng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu rất cao, xấp xỉ 300% . Báo cáo tài chính của ngân hàng cho biết, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất (bao gồm cho vay tiêu dùng) được kiểm soát ở mức 1,09%, trong khi của ngân hàng riêng lẻ chỉ 0,83%. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu của ngân hàng hợp nhất đạt 238% và ngân hàng riêng lẻ là xấp xỉ 300%.
ACB ghi nhận năm thứ 7 liên tiếp duy trì tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 1%. Tổng nợ xấu của nhà băng này cuối năm 2022 là 3.033 tỷ đồng, chiếm 0,74% trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này giảm so với mức 0,78% của năm 2021. Cơ cấu tín dụng của ACB chủ yếu tập trung vào bán lẻ và không có trái phiếu doanh nghiệp, giúp danh mục của nhà băng này ít chịu ảnh hưởng tiêu cực trong năm vừa qua, khi thị trường trái phiếu và bất động sản gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB hiện ở mức 155%, cũng thuộc nhóm cao trên thị trường.
Còn tại TPBank , nợ xấu của ngân hàng tăng 200 tỷ đồng, tương đương tăng 17,3% trong năm 2022 lên 1.357 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng nhẹ từ 0,82% lên 0,84%. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt 135%.
Nợ xấu năm 2022 tại BacABank cũng giảm 155 tỷ đồng xuống còn 500 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay chỉ ở mức 0,53%, giảm so với 0,77% năm 2021.
Năm 2022, Sacombank lần đầu tiên đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 1% sau 7 năm sáp nhập Ngân hàng Phương Nam và thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ. Cụ thể, nợ xấu nội bảng của nhà băng này đã giảm 1.422 tỷ đồng xuống 4.298 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu theo đó giảm từ 1,47% xuống 0,98%. Tuy nhiên, Sacombank còn hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xấu ở ngoại bảng, dưới dạng trái phiếu đặc biệt của VAMC.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
-
Điểm tin ngân hàng ngày 24/6: TPBank phát hành trái phiếu lãi suất tới 7,28%/năm
-
Điểm tin ngân hàng ngày 19/6: Cảng Sài Gòn chuẩn bị thoái toàn bộ hơn 5 triệu cổ phiếu MSB
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/6: Dòng tiền tìm đến cổ phiếu trụ, nhóm đầu cơ rơi vào thế phòng thủ
-
Điểm tin ngân hàng ngày 17/6: Tỷ giá USD tăng nhẹ trong nước, “chợ đen” tiếp tục đi lên
- Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng
- Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Nhiều thay đổi quan trọng của ngành ngân hàng kể từ ngày 1/7/2025
- Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Nhiều ngân hàng dự báo tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong quý II/2025
- Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
- Điểm tin ngân hàng ngày 27/6: Dòng vốn tín dụng đẩy mạnh vào phân khúc nhà ở giá rẻ
- Điểm tin ngân hàng ngày 26/6: Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho dự án xanh
- Điểm tin ngân hàng ngày 25/6: Tỷ giá USD thế giới giảm, "chợ đen" trong nước tiếp tục tăng
- Ưu đãi vay vốn đặc biệt cho doanh nghiệp với BIDV SME Fast Track
- Điểm tin ngân hàng ngày 24/6: TPBank phát hành trái phiếu lãi suất tới 7,28%/năm