Ngày mai 5/10, Nhật Bản sẽ xả đợt nước thải thứ hai
![]() |
![]() |
![]() |
Các thùng chứa nước bị ô nhiễm của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (số 1) |
Kyodo News đưa tin hôm thứ Ba 3/10 rằng, TEPCO - tập đoàn điện lực Nhật Bản vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đang chuẩn bị xả đợt nước thải thứ hai bằng cách đo nồng độ tritium (một đồng vị phóng xạ của hydro) trong nước thải đã được pha loãng với nước biển. Nếu nồng độ tritium giảm xuống mức cho phép, TEPCO sẽ xả đợt nước thải thứ hai ra biển vào thứ Năm 5/10 theo kế hoạch.
TEPCO dự định xả khoảng 7.800 tấn nước thải ra biển trong đợt thứ hai, giống như đợt đầu tiên. Việc xả thải sẽ mất khoảng 17 ngày để hoàn thành, với khoảng 460 tấn nước chảy ra biển mỗi ngày.
TEPCO cho biết mặc dù họ đã phát hiện 4 hạt nhân phóng xạ khác (carbon-14, Caesium-137, coban-60 và iốt-129) trong một mẫu nước thải nhưng nồng độ đều nằm dưới mức cho phép. Công ty điện lực này có kế hoạch xả tổng cộng 31.200 tấn nước thải ra biển theo 4 đợt cho đến tháng 3/2024.
Từ ngày 24/8 đến ngày 11/9, TEPCO đã thực hiện đợt xả thải đầu tiên, thải 7.788 tấn nước bị ô nhiễm ra đại dương.
Ước tính lần xả nước bị ô nhiễm đầu tiên đã gây thiệt hại tương đương khoảng 90 tỷ won cho các ngành công nghiệp của Nhật Bản, bao gồm đánh bắt cá và du lịch.
Tác động lớn nhất đến từ lệnh cấm toàn diện đối với hải sản Nhật Bản do Trung Quốc áp đặt. Nga cũng đang xem xét lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản.
Tờ Nikkei cho biết “các công ty xuất khẩu sò điệp và hải sâm đều bị thua lỗ nặng trong bối cảnh doanh số bán hàng sụt giảm, cũng như các doanh nghiệp du lịch chứng kiến lượng khách sụt giảm”.
Yến Anh
The Guardian
- Cần cơ chế rõ ràng để Petrovietnam phát triển và thực hiện thành công dự án điện hạt nhân
- Việt Nam sẽ phát triển 2 trung tâm năng lượng tái tạo
- Copenhagen Infrastructure Partners vận hành thương mại dự án ĐGNK Jeonnam 1 tại Hàn Quốc
- Trà Vinh mở rộng dự án năng lượng sạch gần 8.000 tỷ đồng
- Hà Nội triển khai kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải đến năm 2030
- Tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo để ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2030
- Tiềm năng điện gió Việt Nam: Phân bố rõ rệt theo vùng, mở rộng từ đất liền ra biển khơi
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
- Hợp tác Năng lượng Xanh Việt - Trung - ASEAN hướng tới Net Zero 2050