Ngân hàng làm gì để khơi thông tín dụng?

18:00 | 26/03/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Để đẩy mạnh tín dụng, theo các ngân hàng thương mại, lãi suất huy động đều đang rất thấp, là cơ sở để các ngân hàng tính toán thực hiện các gói tín dụng ưu đãi, với mức lãi suất hấp dẫn người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Thủ tướng sắp làm việc với các ngân hàng để khơi thông tín dụngThủ tướng sắp làm việc với các ngân hàng để khơi thông tín dụng
Làm gì để doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng?Làm gì để doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng?
Vì sao tăng trưởng tín dụng tại TP HCM vẫn âm?Vì sao tăng trưởng tín dụng tại TP HCM vẫn âm?

Mới đây, Vietcombank triển khai chương trình cho vay vốn sản xuất kinh doanh ngắn hạn với lãi suất từ 5,3%/năm và lãi suất từ 6,5%/năm cho các khoản vay trung dài hạn dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Còn với khách hàng cá nhân vay mua nhà, mua ô tô hoặc vay tiêu dùng, lãi suất vay trong 6 tháng đầu tại nhà băng này chỉ từ 6%/năm với các khoản vay ngắn hạn (dưới 12 tháng) và 6,3%/năm đối với các khoản vay trung - dài hạn.

Ngân hàng làm gì để khơi thông tín dụng?
BIDV dành hàng trăm nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

BIDV cũng dành hàng trăm nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi. Với lợi thế về quy mô, lãi suất đã được điều chỉnh giảm sâu xuống dưới 5%/năm, tức là chỉ tương đương mức huy động của một số ngân hàng nhỏ hơn. Theo đại diện BIDV, mức lãi suất này đã giảm so với lãi suất cho vay thông thường đối với ngắn hạn là 1%, với trung dài hạn có thể lên đến 1,5% hoặc cao hơn. Mức lãi suất cho vay trong gói đối với khách hàng cá nhân thấp nhất là 4,3% và đối với khách hàng doanh nghiệp sẽ chỉ từ 4,8%/năm".

Vừa qua, VietinBank cũng thông báo giảm lãi suất lần 2 chương trình "Vay ưu đãi - Khởi sắc tương lai" với mức lãi suất cho vay thấp nhất từ 5,2%/năm đối với ngắn hạn và 5,8%/năm cho vay trung dài hạn. So với thời điểm công bố cuối tháng 1, lãi suất cho vay này đã giảm tới 0,5%/năm.

Còn tại SHB, mức lãi suất cho vay 5,79% được mời chào trong gói ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân. Các doanh nghiệp cũng có mức lãi tương tự và tùy vào từng nhu cầu vay, cho cả các khoản ngắn hạn và trung dài hạn. Theo đại diện SHB, đây là chương trình ưu đãi trong gói 10.000 tỷ của ngân hàng, đã giảm tới 0,6%/năm so với trước đây.

Bên cạnh ưu đãi về lãi suất, các ngân hàng còn cạnh tranh cả chính sách cho vay. Cụ thể, ngoài các hình thức thế chấp, tín chấp không cần tài sản đảm bảo để thu hút người vay, Vietcombank còn hỗ trợ khách hàng mở hồ sơ online để tạo điều kiện cho khách hàng giảm chi phí về mặt tiếp cận tín dụng. Bởi theo ngân hàng Vietcombank, hiện có gần 14 triệu tỷ đồng gửi trong hệ thống ngân hàng, nếu không cho vay được, các ngân hàng sẽ vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền. Điều này gây áp lực cạnh tranh cho các ngân hàng trong bối cảnh tín dụng tăng chậm.

Theo đại diện Agribank, với cuộc đua giảm lãi suất cho vay để tăng tín dụng cho vay, những ngân hàng nào có chính sách tốt, hỗ trợ khách hàng nhiệt tình thì lợi thế cạnh tranh sẽ về ngân hàng đó. Chính vì thế, các khách hàng chưa bao giờ đi vay mà thuận lợi như bây giờ.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, thời gian qua, thu nhập của người dân giảm do tình hình kinh tế khó khăn sau tác động dài của hậu COVID-19. Thị trường bất động sản trầm lắng do chính sách cho vay được siết chặt khiến nhu cầu mua nhà cũng giảm mạnh. Trong khi đó, hàng trăm ngàn tỷ đồng vẫn đang nằm trong ngân hàng sinh lãi. Nếu không khơi thông dòng vốn, các ngân hàng sẽ khó đạt được mục tiêu kinh doanh trong năm nay, bởi tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng vẫn chủ yếu nhờ tín dụng (chiếm gần 80% cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng thương mại).

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (t/h)

vietinbank
thaco