Ngân hàng được cấp vượt hạn mức giao dịch 100 triệu đồng/ tháng cho những trường hợp nào?

09:32 | 10/12/2020

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thông tư số 16/2020/TT-NHNN có quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử eKYC, tổng hạn mức giao dịch (ghi nợ) qua các tài khoản thanh toán của khách hàng không vượt quá 100 triệu đồng/ tháng/ khách hàng. Vậy, ngân hàng được cấp vượt hạn mức giao dịch 100 triệu/ tháng cho những trường hợp nào?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng được cấp vượt hạn mức giao dịch 100 triệu đồng/ tháng cho những trường hợp nào?

Thông tư số 16/2020/TT-NHNN có quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử eKYC, tổng hạn mức giao dịch (ghi nợ) qua các tài khoản thanh toán của khách hàng không vượt quá 100 triệu đồng/ tháng/ khách hàng. Ảnh minh họa (trong ảnh là dịch vụ mở tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân bằng phương thức điện tử eKYC của Ngân hàng Bản Việt. Nguồn ảnh: Ngân hàng Bản Việt)/ kinhtexaydung.petrotimes.vn

Thông tư này có hiệu lực từ 5/3/2021. Đáng nói, Điều 14a của Thông tư số 16/2020/TT-NHNN quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử eKYC, trong đó quy định tổng hạn mức giao dịch (ghi nợ) qua các tài khoản thanh toán của khách hàng đó không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng được cấp vượt hạn mức giao dịch (giao dịch qua tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử) 100 triệu đồng/ tháng cho 5 trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng giải pháp cuộc gọi ghi hình (video call) để thực hiện thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biểt khách hàng trong quá trình mở tài khoản thanh toán đảm bảo hiệu quả như quy trình nhận biết, xác minh thông tin khách hàng qua phương thức gặp mặt trực tiếp.

Việc mở tài khoản thanh toán bàng phương thức điện tử quy định tại Điều 14a không áp dụng đối với tài khoản thanh toán chung, khách hàng cá nhân là người nước ngoài và các đối tượng quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 11 Thông tư số 16/2020/TT-NHNN.

Thứ hai, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng công nghệ để kiểm tra, đối chiểu đặc điểm sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu sinh trắc học công dân thông qua cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Thứ ba, sau khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng thông qua gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản.

Thứ tư, các giao dịch chuyển tiền để gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn bằng phương thức điện tử cho chính chủ tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

Thứ năm, các trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động trích Nợ tài khoản thanh toán của khách hàng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư nêu trên…

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đăng Trình