Mỹ muốn giảm nguồn cung dầu mỏ: Rủi ro năng lượng song hành với phát triển bền vững

08:00 | 14/12/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Khi giá xăng dường như tiếp tục giữ ổn định ở mức khoảng 3 USD/gallon, túi tiền của người Mỹ tiếp tục bị ảnh hưởng, theo bài viết của Chủ tịch Hội đồng Công nghệ và Lực lượng Năng lượng Tim Tarpley trên The Maritime Executive.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức kỷ lục mớiSản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức kỷ lục mới
EIA hạ dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm nayEIA hạ dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm nay
Mỹ muốn giảm nguồn cung dầu mỏ: Rủi ro năng lượng song hành với phát triển bền vững
Ảnh minh họa

Đáng tiếc, do xung đột toàn cầu và sự bùng nổ chiến tranh trên khắp châu Âu và Trung Đông, giá dầu đang tiếp tục tăng cao, với rắc rối bởi xung đột địa chính trị và lo ngại về khả năng đóng cửa các mỏ dầu khí quốc tế.

May mắn thay, Mỹ đã được thiên nhiên ban tặng nguồn năng lượng nội địa khổng lồ mà nếu được sử dụng hợp lý có thể bảo vệ người dân khỏi thảm họa phụ thuộc vào năng lượng tương tự như đã xảy ra ở châu Âu. Ngoài các nguồn năng lượng tái tạo, Mỹ còn tự hào có nhiều lưu vực với trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên đáng kể.

Nếu Mỹ có thể tiếp tục tiếp cận những nguồn tài nguyên này, người dân sẽ không bao giờ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan như vậy.

Nghị sĩ Mỹ Garret Graves gần đây đã đệ trình một đạo luật nhằm bảo đảm quyền tiếp cận dầu khí của Mỹ và bảo đảm rằng các quyền phát triển tài nguyên trong nước không bị gián đoạn hoặc bị chậm lại về mặt hành chính.

Nhu cầu tăng lên

Sự thật là Mỹ và thế giới sẽ cần nhiều dầu khí hơn trong những thập niên tới, ngay cả khi các dạng năng lượng mới xuất hiện. Trên thực tế, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự đoán rằng nhu cầu về tất cả các dạng năng lượng trên toàn thế giới sẽ tăng 50% vào năm 2050. Có nhiều người cho rằng người dân không thể tiếp tục khai thác năng lượng nội địa của Mỹ và đáp ứng các mục tiêu về môi trường. Những cá nhân này đơn giản là sai.

Mỹ muốn giảm nguồn cung dầu mỏ: Rủi ro năng lượng song hành với phát triển bền vững
Dự báo nhu cầu năng lượng sẽ tăng 50% vào năm 2050

Hiện tại, Vịnh Mexico đang cung cấp những thùng dầu có lượng phát thải carbon gần như thấp nhất trên thế giới. Các hoạt động ngoài khơi ở Vịnh Mexico duy trì các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt về lượng khí thải mêtan, dẫn đến lượng khí thải thấp hơn đáng kể so với các khu vực khác trên thế giới. Vùng Vịnh cũng phải tuân theo khuôn khổ giám sát pháp lý chặt chẽ và có cơ sở hạ tầng đường ống đầy đủ để đưa sản phẩm ra thị trường một cách an toàn và hiệu quả.

Để có một chút bối cảnh lịch sử, trở lại năm 1953, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Đất đai ngoài thềm lục địa (Outer Continental Shelf Lands Act), trong đó quy định rằng Cục Quản lý Năng lượng Đại dương, thuộc Bộ Nội vụ, phải chuẩn bị và duy trì các kế hoạch 5 năm để lên kế hoạch cho thuê khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa Mỹ. Luật này rất rõ ràng rằng việc bán hợp đồng cho thuê này phải diễn ra trong thời hạn 5 năm và người dân Mỹ có quyền tiếp cận những tài nguyên này, trong khi chính phủ chỉ đơn giản là người quản lý chúng chứ không phải chủ sở hữu.

Quyết định cắt giảm

Thật không may, Chính quyền Biden không chỉ cho phép kế hoạch hiện tại hết hạn và trì hoãn việc công bố một chương trình mới mà sau đó còn công bố số lượng hợp đồng cho thuê khu vực ngoài khơi thấp nhất trong lịch sử được ghi nhận.

Mỹ muốn giảm nguồn cung dầu mỏ: Rủi ro năng lượng song hành với phát triển bền vững
Một giàn khoan khổng lồ trên Giàn khoan dầu Thunder Horse của BP ở Vịnh Mexico

Kế hoạch mới giảm đáng kể số hợp đồng cho thuê từ 11 xuống còn 3 trong khoảng thời gian 5 năm, một động thái chính trị không chỉ gây nguy hiểm cho việc làm của hơn 370.000 công nhân năng lượng Mỹ mà còn cả an ninh năng lượng và độc lập của quốc gia.

Hậu quả của động thái này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, bao gồm giảm mức chi tiêu của ngành, giảm mạnh việc làm trong lĩnh vực năng lượng ngoài khơi, tổng sản phẩm quốc nội và doanh thu của chính phủ, cũng như sản lượng dầu và khí đốt tự nhiên trên khắp Vịnh Mexico.

Đạo luật năm 2023

Đạo luật Sản xuất BRIDGE (BRIDGE Production Act) năm 2023, yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ phải tổ chức ít nhất 4 giao dịch bán hợp đồng cho thuê ngoài khơi vào những ngày cụ thể và không thể bị trì hoãn một cách quan liêu trước khi thực hiện kế hoạch mới.

Mỹ muốn giảm nguồn cung dầu mỏ: Rủi ro năng lượng song hành với phát triển bền vững
Bản đồ trữ lượng dầu có thể khai thác tại Mỹ

Nhiệm vụ này của Quốc hội sẽ mang lại sự chắc chắn về mặt pháp lý cho lực lượng lao động Louisiana vốn dựa vào ngành năng lượng ngoài khơi để kiếm sống và sẽ cho phép các khoản đầu tư dài hạn cần thiết để tiếp tục phát triển các nguồn tài nguyên ngoài khơi.

Bằng cách cung cấp cho người dân Mỹ những bảo đảm rõ ràng rằng họ sẽ có thể tiếp cận các nguồn tài nguyên của mình một cách kịp thời và nhất quán, người dân sẽ giữ chi phí năng lượng ở mức phải chăng, duy trì việc làm cho người Mỹ và hỗ trợ đầu tư vào các nguồn tài nguyên trong nước.

Tính nhất quán mà Đạo luật Sản xuất BRIDGE 2023 mang lại sẽ bảo đảm an ninh năng lượng không chỉ của Mỹ mà còn của bạn bè và đồng minh ở nước ngoài. Nước Mỹ không bao giờ nên rơi vào tình huống mà nền kinh tế hoặc chính trị của quốc gia bị nước ngoài sử dụng làm con tin.

Bất ngờ về sản lượng

Theo tở Financial Times, bất chấp những quyết định cắt giảm sản lượng gần đây của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), giá dầu đã tụt xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua, một phần lớn nhờ sản lượng kỷ lục từ Mỹ.

Theo số liệu công bố gần đây, sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 13,2 triệu thùng/ngày trong tháng 9, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác và chiếm khoảng 1/8 sản lượng toàn cầu.

Mỹ muốn giảm nguồn cung dầu mỏ: Rủi ro năng lượng song hành với phát triển bền vững
Mỹ đạt sản lượng dầu kỷ lục 13,2 triệu thùngngày vào tháng 9

Khối lượng tăng thêm đã vượt xa các dự báo chính thức và đặt ra câu hỏi về những tuyên bố của ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ bị kiềm chế bởi Phố Wall hoặc các quy định về môi trường.

Các nguồn cung mới cũng đang tạo áp lực cho chính quyền Tổng thống Biden khi các quan chức Mỹ tham gia nỗ lực loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Dubai.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Mỹ chiếm 80% mức tăng trưởng nguồn cung dầu toàn cầu trong năm nay. Trong khi đó, EIA ước tính sản lượng của quốc gia này dự kiến tăng 850.000 thùng/ngày, thấp hơn nhiều so với tốc độ đạt được trước đó trong cuộc cách mạng đá phiến nhưng nhanh hơn nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích.

Tăng trưởng mạnh nhất được thấy ở lưu vực Permian của Texas và New Mexico, mỏ dầu dồi dào nhất ở Bắc Mỹ và là bối cảnh diễn ra hàng loạt các thỏa thuận doanh nghiệp cho thấy sản lượng sẽ tiếp tục tăng.

Công nghệ mới và hiệu quả ngày càng tăng đang cho phép các máy khoan tiếp tục khai thác nhiều hơn từ lòng đất.

Đỗ Khánh

The Maritime Executive, Financial Times