Mức giá cao có thể tạo sức ép lên nhu cầu dầu, buộc OPEC gia tăng sản lượng

21:54 | 30/09/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI giảm 0.61% xuống 74.83 USD/thùng, giá Brent giảm 0.33% xuống 78.09 USD/thùng. Giá dầu tiếp tục chịu áp lực về tồn kho gia tăng và giá USD lên cao.
Giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch cuối tuầnGiá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch cuối tuần
Nhóm hàng nông sản và năng lượng trên thế giới biến động giá trái chiềuNhóm hàng nông sản và năng lượng trên thế giới biến động giá trái chiều
Ảnh minh hoạ.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Ảnh minh hoạ.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Sau khi đã đánh mất thời cơ để tiến lên 80 USD/thùng trong phiên thứ 3, gần như chắc chắn tuần này giá dầu sẽ không thể test lại được mức đỉnh. Một loạt các báo cáo và số liệu tiêu cực tạo ra áp lực chốt lời trong phiên tối, mặc dù các yếu tố cơ bản vững mạnh vẫn đang khiến cho mức giảm bị hạn chế. Chênh lệch giá Brent tháng 12 và tháng 1 đang ở mức cao 75 cents/thùng, cho thấy cấu trúc “bullish” vẫn đang rất vững.

Tuy nhiên, mức giá cao có thể sẽ khiến cho dầu tự huỷ hoại đà tăng của chính mình. Tại mức giá này, biên lợi nhuận của các nước sản xuất là rất lớn, trong các nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ chịu thiệt hại nặng.

Đặc biệt là khi số liệu PMI sản xuất sáng nay của Trung Quốc cho thấy hoạt động của các nhà máy sụt giảm lần đầu tiên kể từ sau dịch COVID-19, nguyên nhân một phần do giá năng lượng quá cao tạo ra thiếu hụt điện, buộc ngành công nghiệp phải giảm quy mô hoạt động. Điều này sẽ tác động ngược lại lên chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng áp lực lạm phát. Các cuộc đấu giá dầu từ kho dự trữ gần đây là thông điệp rất rõ ràng mà các đối tác châu Á gửi cho OPEC. Nếu OPEC thực sự có ý định hỗ trợ nền kinh tế thế giới phục hồi, giá nên quay trở lại mức 70 USD/thùng, giống mục tiêu mà Bộ trưởng Dầu Iraq tuyên bố.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đức Huy

Tin: Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (Mxv)