Luật “chồng” luật làm cản trở thị trường bất động sản

07:03 | 20/02/2020

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Luật chồng luật, thực hiện theo luật của Bộ ngành này lại “va” với Luật của Bộ ngành khác…, chính là những cản trở làm cho thị trường bất động sản đang không thể phát triển được.    
luat chong luat lam can tro thi truong bat dong sanKiến tạo thị trường bất động sản nông nghiệp: Thực trạng và kiến nghị chính sách
luat chong luat lam can tro thi truong bat dong sanBức tranh toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam
luat chong luat lam can tro thi truong bat dong sanNhững xu hướng mới của thị trường bất động sản du lịch Việt Nam
luat chong luat lam can tro thi truong bat dong sanHiệp định thương mại với EU tác động thế nào tới thị trường bất động sản?

Đây là ý kiến của nhiều doanh nghiệp bất động sản tại Hội thảo Gỡ khó cho doanh nghiệp Bất động sản diễn ra tại Hà Nội. Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Bất động sản toàn cầu (GP.Invest), cho rằng thị trường bất động sản hiện đang bị cản trở và chi phối bởi “ma trận” luật. Doanh nghiệp cứ áp dụng theo luật của bộ này thì lại va với luật của bộ khác. Như hơn 200 dự án ở thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh không được phê duyệt do đang vướng phải “ma trận” luật.

luat chong luat lam can tro thi truong bat dong san
Luật “chồng” luật làm cản trở thị trường bất động sản

Ông Hiệp dẫn chứng cụ thể: “Doanh nghiệp của tôi có dự án được cấp thủ tục từ tháng 4/2018, nhưng đến khi giao đất thì cơ quan chức năng lại bảo có mâu thuẫn với Luật Đất đai nên không thể triển khai. Chính vì sự đan xen, chồng chéo của luật này với luật kia đã khiến các doanh nghiệp như chúng tôi gặp nhiều khó khăn dẫn đến dự án bị đình trệ gây thất thu cho doanh nghiệp”.

Hay như một dự án khác ở Việt Trì, Phú Thọ của GP Ivest cũng bị tắc nghẽn bởi Luật Đất đai. GP Invest đã theo dự án này 12 năm nay, đã qua 5 đời chủ tịch tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa đâu vào đâu, đền bù giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong. Ông Hiệp thẳng thắn, Nhà nước cần thay đổi những điểm bất hợp lý trong Luật Đất đai nếu không tình trạng tắc nghẽn trong thị trường bất động sản tiếp tục diễn ra. Ông Hiệp đề xuất: “Phải có sự thay đổi Luật Đất đai, phải có đại diện của doanh nghiệp bất động sản tham gia trong tổ tư vấn của Chính phủ để nói lên những bất cập tồn tại trong chính sách mà các doanh nghiệp đang gặp phải, để từ đó Chính phủ có giải pháp tháo gỡ”.

Đồng quan điểm, bà Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc Công ty bất động sản FLC, cũng nhận định hiện tình trạng luật chồng chéo đang gây khó khăn cho các nhà đầu tư bất động sản. Cụ thể là Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu có nhiều điểm chồng chéo, bất hợp lý. “Nếu khơi thông được vấn đề này thì thị trường bất động sản sẽ phát triển, GDP trong nước sẽ tăng”, bà Dung nhận định.

Liên quan đến vấn đề này, bà Dung cũng cho biết thêm, 2 năm trở lại đây, các địa phương rất ngại vấn đề phê duyệt dự án. Theo đó, các tỉnh giao đất cho doanh nghiệp không nhiều. Nếu tình trạng này không được khắc phục thì năm sau số dự án được phê duyệt xây dựng sẽ rất ít, làm giảm cơ hội đầu tư kinh tế địa phương…

Tồn tại với các vấn đề trên, còn tồn tại mâu thuẫn giữa đấu thầu với đấu giá cũng khiến doanh nghiệp gặp không ít trở ngại. Để làm hết thủ tục bài bản để xây dựng dự án, ít nhất doanh nghiệp phải mất 2 năm. Điều này không chỉ gây khó khăn mà còn khiến doanh nghiệp bị lỡ cơ hội đầu tư.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, thời gian qua, những tác động từ thông tin siết chặt tín dụng vào bất động sản, siết chặt thủ tục hành chính từ thành lập dự án đến khi hoàn thiện... khiến thị trường có dấu hiệu trì trệ. Theo đó, hiệp hội đang tổng hợp lại toàn bộ tình hình giao dịch bất động sản 2019 và các số liệu cấp phép phê duyệt các dự án và tập hợp kiến nghị trong hội nghị này để gửi lên Thủ tướng, để thị trường bất động sản phát triển thông thoáng, bền vững, tạo tâm lý an tâm cho doanh nghiệp.

Tú Anh