IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng |
IMF cho biết trong bản cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố vào thứ Ba (22/10) rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm tới dự báo đạt 3,2%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với ước tính hồi tháng 7. IMF giữ nguyên dự báo cho năm nay ở mức 3,2%. Lạm phát sẽ chậm lại còn 4,3% vào năm tới, từ mức 5,8% vào năm 2024.
Trong vài năm trở lại đây, quỹ này đã cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới có thể sẽ tăng trưởng ở mức trung bình trong trung hạn - không đủ cung cấp nguồn lực cho các quốc gia để giảm nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Rủi ro đang gia tăng theo chiều hướng xấu và nền kinh tế toàn cầu ngày càng bất ổn”, nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas cho biết trong một buổi họp báo.
"Rủi ro địa chính trị, với khả năng xung đột leo thang", có thể ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa, ông Gourinchas nói. "Sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, chính sách bảo hộ, sự gián đoạn thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu".
Triển vọng không đề cập đến cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ, các cuộc họp thường niên của IMF sẽ diễn ra trong 2 tuần nữa, nơi các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương từ gần 200 quốc gia sẽ nhóm họp tại trụ sở IMF và Ngân hàng Thế giới ở Washington.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba (22/10), ông Gourinchas cho biết thuế quan và sự bất ổn trong thương mại giữa các quốc gia có nguy cơ làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu khoảng 0,5% vào năm 2026.
Tuần trước, IMF đã cảnh báo mối lo ngại về nợ công toàn cầu, dự kiến sẽ đạt 100 nghìn tỷ USD, hoặc 93% tổng sản phẩm quốc nội thế giới (GDP), vào cuối năm nay. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi Hoa Kỳ và Trung Quốc.
IMF đang thúc giục các chính phủ đưa ra quyết định cứng rắn để ổn định việc vay nợ, cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh áp lực tài trợ cho năng lượng sạch, hỗ trợ dân số già hóa và tăng cường an ninh, "rủi ro về nợ đang có xu hướng gia tăng", IMF cho biết.
Về triển vọng năm tới, dự báo của IMF đối với khu vực đồng euro đã bị hạ xuống còn 1,2%, thấp hơn 0,3% so với tháng 7, do tình trạng sản xuất tại Đức và Ý vẫn tiếp tục suy yếu.
Dự báo đối với Mexico trong năm nay đã bị cắt giảm nhiều nhất trong số các nền kinh tế lớn, cũng như cho năm tới, dựa trên tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay đã bị cắt giảm từ 5% xuống còn 4,8% do sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản và niềm tin của người tiêu dùng thấp, với dự báo năm 2025 vẫn được duy trì ở mức 4,5%.
Ông Gourinchas cho biết mặc dù các biện pháp gần đây của Trung Quốc đang đi đúng hướng, nhưng những biện pháp do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố vào tháng trước vẫn chưa đủ để thúc đẩy tăng trưởng một cách đáng kể, và các biện pháp gần đây của Bộ Tài chính vẫn chưa được đưa vào dự báo của IMF.
Quỹ này đã tăng dự báo đối với Hoa Kỳ trong năm nay lên 2,8% và 2,2% vào năm tới nhờ mức tiêu dùng mạnh hơn.
IMF khen ngợi các ngân hàng trung ương đã làm chậm lạm phát mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái, điều mà Gourinchas gọi là "một thành tựu lớn".
Tuy nhiên, IMF cho biết thế giới vẫn phải đối mặt với rủi ro từ chính sách tiền tệ tác động đến tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, áp lực nợ công ngày càng trầm trọng ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, cũng như giá lương thực và năng lượng tăng đột biến do khủng hoảng khí hậu, chiến tranh và căng thẳng địa chính trị.
D.Q
Bloomberg
- Luật thuế thu nhập cá nhân cần phải sớm thay đổi tiêu chí giảm trừ gia cảnh
- BIC mở Chi nhánh Bắc Sơn phục vụ khách hàng Bắc Giang và Lạng Sơn
- Bitcoin và tiền mã hóa: Đã đến lúc cần khung pháp lý rõ ràng
- Đề xuất sàn thương mại điện tử phải kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
- Tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các Bộ/ngành mới đạt 39,1%
- Quản lý tài chính công của Việt Nam đã cải thiện sự minh bạch
- Ngân hàng Trung ương Nga ngừng mua đô la Mỹ
- Tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ"
- Trình Quốc hội tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết ngày 30/6/2025
- Nâng mức giảm trừ gia cảnh để thuế thu nhập cá nhân không còn nghịch lý