Hầu hết nhiên liệu xuất khẩu của Nga đang vượt ngưỡng giá trần do G7 áp đặt

08:36 | 16/08/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Hầu hết các mặt hàng nhiên liệu xuất khẩu của Nga từ các khu vực Baltic và Biển Đen hiện đang được định giá cao hơn mức giá trần do Liên minh giá trần được dẫn dắt bởi Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) thiết lập vào tháng 2/2023 nhằm làm giảm đáng kể doanh thu của Nga sau cuộc xung đột với Ukraine, theo dữ liệu từ Argus Media.
Trí tuệ nhân tạo tác động như thế nào đến các hoạt động dầu khí?Trí tuệ nhân tạo tác động như thế nào đến các hoạt động dầu khí?
Ấn Độ lần đầu tiên thanh toán cho dầu thô của UAE bằng đồng rupeeẤn Độ lần đầu tiên thanh toán cho dầu thô của UAE bằng đồng rupee
Hầu hết nhiên liệu xuất khẩu của Nga đang vượt ngưỡng giá trần do G7 áp đặt
Trạm dầu thô Kozmino nằm bên bờ Vịnh Nakhodka gần thành phố cảng Nakhodka, Nga (Ảnh: Reuters)

Liên minh gồm G7, Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã áp giá trần đối với nhiên liệu diesel và các loại nhiên liệu khác của Nga để duy trì nguồn cung cho thị trường sau khi EU bắt đầu cấm nhập khẩu các nhiên liệu tinh chế của Nga từ ngày 5/2.

Biện pháp mới cấm các tàu của EU chở các sản phẩm dầu mỏ có nguồn gốc từ Nga được mua bán ở hoặc dưới mức giá trần đặt ra.

Mức giá trần 100 USD/thùng được áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ giao dịch ở mức cao hơn dầu thô như là dầu diesel. Ngưỡng thấp hơn là 45 USD/thùng sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm có mức giá chiết khấu như dầu nhiên liệu và một số loại naphtha.

Theo dữ liệu từ Argus Media, giá dầu diesel, xăng, naphtha và dầu mazut xuất xứ từ Nga ở khu vực biển Baltic, Biển Đen đã tăng cao hơn các mức giá trần đó trong những tuần gần đây. Cụ thể, dầu thô Urals của Nga được giao dịch trên mức trần giá do liên minh áp đặt là 60 USD/thùng.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã đưa ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng tăng cường tiếp cận với các công ty thương mại, các công ty bảo hiểm và các chủ tàu chở dầu ở phương Tây để nhắc nhở họ tuân thủ mức trần giá, theo các nguồn tin và nhà xuất khẩu nói với Reuters. Được biết, Mỹ dự kiến ​​sẽ sử dụng các chiến thuật "mềm dẻo" thay vì đe dọa trừng phạt nghiêm khắc trên diện rộng đối với các bên vi phạm vì điều đó có thể làm đảo lộn thị trường năng lượng.

Lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của EU đã buộc nước này phải thay đổi chiến lược xuất khẩu dầu, chuyển hướng xuất khẩu sản phẩm dầu của mình sang những khách hàng mới ở Tây Phi, Mỹ Latinh và vịnh Trung Đông, làm tăng thời gian vận chuyển đối với các loại nhiên liệu như dầu diesel mà lẽ ra là dành cho khách hàng ở châu Âu.

Ánh Ngọc

Reuters