Harbour Energy rời Việt Nam, bán tài sản tại mỏ Chim Sáo-Dừa
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Harbour cho biết họ bán cổ phần cho Công ty Cổ phần Big Energy với giá 84 triệu USD. Thỏa thuận này bao gồm 53,125% tỷ lệ tham gia mỏ Chim Sáo và Dừa ngoài khơi Việt Nam. Điều đó có nghĩa là Harbour của Vương Quốc Anh chính thức rời khỏi Việt Nam.
Giao dịch này vẫn cần phê duyệt từ Chính phủ Việt Nam, hy vọng vào cuối năm 2023.
Bà Linda Cook, Giám đốc điều hành của Harbour, cho biết Việt Nam không còn là hoạt động cốt lõi trong chiến lược tăng trưởng của công ty.
Big Energy JSC thuộc Tập đoàn Big Capital JSC – Công ty hoạt động trong lĩnh vực khâu đầu của Tập đoàn Bitexco hơn 10 năm nay.
Mỏ dầu Chim Sáo ở bể Nam Côn Sơn được Premier phát hiện vào năm 2006 và thu được dòng dầu đầu tiên vào tháng 10 năm 2011. Dầu khai thác được vận chuyển thông qua một tàu FPSO, và khí đốt được đưa vào bờ bằng đường ống đến thành phố Vũng Tàu.
Mỏ Dừa sau đó đã được đưa vào khai thác khi liên kết với mỏ Chim Sáo vào tháng 7 năm 2014.
Đỗ Khánh
Upstream Online
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/11: Hà Nội rà soát các dự án “đắp chiếu” để chống lãng phí
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 14/11: Bán mạnh trên diện rộng, VN Index giảm sâu
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình