Giá tiêu hôm nay 9/9: Thị trường trong nước điều chỉnh giảm

07:03 | 09/09/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Sau nhiều ngày đi ngang, giá tiêu hôm nay 9/9 tại thị trường trong nước điều chỉnh giảm từ 500 – 1.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 8/9: Thị trường trong nước tiếp tục đi ngangGiá tiêu hôm nay 8/9: Thị trường trong nước tiếp tục đi ngang
Giá tiêu hôm nay 7/9: Địa phương có giao dịch cao nhất là 70.000 đồng/kgGiá tiêu hôm nay 7/9: Địa phương có giao dịch cao nhất là 70.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 9/9: Thị trường trong nước điều chỉnh giảm
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Giá tiêu trong nước

Cụ thể, tại Bà Rịa Vũng Tàu giá tiêu đang được thương lái thu mua ở mức 69.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay điều chỉnh giảm 500 đồng/kg xuống còn 67.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai giá tiêu dao động quanh mốc 66.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.500 đồng/kg, giảm mạnh 1.000 đồng/kg.

Giá tiêu xuất khẩu

Theo đánh giá của các doanh nghiệp về thị trường hồ tiêu, có thể thấy hoạt động xuất khẩu tiêu các tháng cuối năm đang giảm dần. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng lên giá hạt tiêu trong nửa cuối năm 2022. Theo đó, nguồn cung từ Brazil đạt sản lượng tốt, trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu bị chậm lại theo chu kỳ hàng năm. Căng thẳng chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu, áp lực lên giá càng gia tăng.

Mặt khác, dù Sri Lanka đang bị vỡ nợ, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhưng Sri Lanka sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tiêu kể cả lượng hàng tồn, và giá thành có thể cạnh tranh hơn các nước khác. Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách “zero Covid” sẽ khiến nhu cầu chưa đạt mức như kỳ vọng, và giá khó tăng khi sức mua của Trung Quốc vẫn ở mức thấp, dù nhập khẩu của họ đã tăng trở lại trong tháng 6, nhưng đó có thể là lượng hàng có sẵn ở cửa khẩu. Tình trạng tắc nghẽn cảng ở châu Âu là vấn đề chính dẫn đến sự trì hoãn các lịch trình vận tải. Thiếu chỗ và container vẫn còn căng thẳng, đặc biệt các nước xuất khẩu ở Đông Nam Á.

Trước những khó khăn trong xuất khẩu 6 tháng năm 2022, để đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu bền vững, theo các chuyên gia, việc đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu rất quan trọng. Ngay cả Trung Quốc - thị trường nhập khẩu quan trọng của tiêu Việt Nam - cũng có những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng thực phẩm. Do đó, sản xuất bền vững ngành hồ tiêu là một nhiệm vụ tất yếu quan trọng.

/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Vân Anh