Đã đến lúc châu Âu phải giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga!

14:57 | 08/11/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Cuối cùng, Châu Âu cũng đã nhận ra sự phụ thuộc của mình vào khí đốt Nga khi giá tiếp tục tăng. Tình trạng này sẽ tồi tệ hơn khi Nord Stream 2 được chứng nhận, tuy nhiên vẫn còn thời gian để thay đổi tất cả.
Thống đốc bang của Đức thúc giục vận hành Nord Stream 2 trước mùa đôngThống đốc bang của Đức thúc giục vận hành Nord Stream 2 trước mùa đông
Mối lo ngại lớn nhất của một quốc gia trung chuyển khí đốtMối lo ngại lớn nhất của một quốc gia trung chuyển khí đốt
Đã đến lúc châu Âu phải giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga!
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Kể từ lần bắt đầu đặt đường ống vào tháng 7/2018, nhiều tranh cãi đã bủa vây Nord Stream 2. Dự án này sẽ nối Nga với Đức qua biển Baltic, và cung cấp cho Trung Âu 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm.

Những người ủng hộ thì cho rằng đường ống này sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh tế mới cho Đức, và giảm bớt sự nhạy cảm của Trung Âu đối với mối quan hệ Nga-Ukraine và Nga-Belarus.

Ukraine và Belarus có nhiều đường ống dẫn khí đốt đến Trung Âu, và những tranh chấp trước đây giữa Nga và các nước này đã khiến Liên bang Nga phải đóng đường ống dẫn khí đốt của mình.

Điều đó khiến hàng triệu người Ukraine, Belarus và Trung Âu không có khí đốt trong những tháng mùa đông năm 2004, 2006 và 2009.

Cuối cùng, những người ủng hộ cho rằng Nord Stream 2 có thể hàn gắn mối quan hệ của châu Âu với Nga. Tuy nhiên, có rất nhiều dấu hiệu rõ ràng cảnh báo xung quanh dự án.

Những cảnh báo với Đức đã bị phớt lờ

Trước khi xây dựng Nord Stream 2, Liên minh Châu Âu đã nhập khẩu 41% khí đốt tự nhiên từ Nga. Một đường ống mới sẽ làm tăng lượng khí đốt của Nga xuất khẩu sang châu Âu, do đó càng củng cố vị thế độc quyền năng lượng của Nga đối với châu Âu.

Điều này sẽ mang lại cho Nga thêm đòn bẩy đối với các quốc gia châu Âu, vì Nga có thể kiểm soát giá cả và dòng khí đốt thường xuyên hơn.

Cuối cùng, Nord Stream 2 sẽ giúp Nga vận chuyển khí đốt trực tiếp vào châu Âu. Nếu các mối quan hệ giữa họ trở nên xấu đi, Nga có thể dừng hoạt động đường ống này, kết quả là hàng triệu người châu Âu không có khí đốt.

Nhiều quan chức dân cử của Mỹ và châu Âu đã cảnh báo Đức về những thỏa thuận của họ với Nga. Các chính trị gia, chuyên gia về chính sách và nhà báo, nhấn mạnh Nord Stream 2 sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho châu Âu.

Họ nhấn mạnh châu Âu sẽ trở nên phụ thuộc quá mức vào khí đốt của Nga và điều đó có thể gây tổn hại cho nền kinh tế, năng lượng và an ninh quốc gia của châu Âu.

Thậm chí Bob Menendez - Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ và 8 người đồng cấp châu Âu đã ra tuyên bố thúc giục Đức hủy bỏ dự án này.

Tuy nhiên, những cảnh báo của họ đã bị phớt lờ. Chính quyền Biden đã chọn bỏ các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nord Stream 2 AG, chính phủ Đức tiếp tục theo đuổi dự án, do đó quá trình xây dựng cơ bản của đường ống được hoàn thành vào tháng 9/2021.

Nga đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng khí đốt

Sau đó, Nga đã giảm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Việc giảm này đương nhiên đã thúc đẩy nhu cầu tăng vọt và gây ra sự thay đổi đáng kể về giá khí đốt.

Một số nhà cung cấp năng lượng của Anh đã sụp đổ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giá khí đốt vẫn tiếp nối, và một số quốc gia trong EU đang vật lộn để giảm thiểu tác động của những đợt tăng giá này.

Ngoài ra, Gazprom thông báo họ đã giảm 70% nguồn cung cấp khí đốt từ Belarus sang EU. Đồng thời, họ cũng giảm xuất khẩu khí đốt từ Ba Lan và Ukraine sang Trung Âu.

Nhưng trong khi châu Âu đổ lỗi cho Gazprom về cuộc khủng hoảng khí đốt, thì Điện Kremlin lại nói khác. Trên thực tế, Vladimir Putin đã đổ lỗi cho châu Âu, ông cho rằng vấn đề nằm ở chính sách chấm dứt "hợp đồng dài hạn" của họ.

Dmitry Peskov - người phát ngôn của Putin, đã giải thích chi tiết về điểm này bằng các lập luận rằng Nga đã “hoàn thành… tất cả các nghĩa vụ của mình trong các hợp đồng hiện có”.

Cuối cùng, Phó thủ tướng Nga - Alexander Novak tuyên bố nếu Nord Stream 2 được cơ quan quản lý của Đức chứng nhận, thì điều này “có thể hạ nhiệt giá khí đốt đang tăng vọt của châu Âu”.Nên bác bỏ những lập luận này. Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng gần đây chẳng ai khác ngoài Nga đang cố tình vũ khí hóa nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Làm thế nào EU có thể củng cố năng lượng của mình

Quyết định giảm từ từ lưu lượng khí đốt của Nga qua các đường ống của Ukraine và Belarus đã khẳng định rằng châu Âu đang phụ thuộc quá mức vào khí đốt của Nga và hiện đang phải gánh chịu hậu quả.

Vẫn chưa phải là mất tất cả. Nếu châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, điều đó sẽ giúp giảm bớt cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Có hai chiến lược mà châu Âu có thể cân nhắc để đạt được điều này.

Thứ nhất, châu lục này có thể đa dạng hóa nguồn tiêu thụ năng lượng. Theo thống kê của EU, 41% lượng khí đốt tự nhiên của họ đến từ Nga trong khi 16% đến từ Na Uy, 8% đến từ Algeria và 5% đến từ Qatar.

Nếu EU mở rộng thị trường năng lượng bằng cách mua khí đốt tự nhiên từ các quốc gia khác như Ả Rập Xê-út và Hoa Kỳ, thì điều này sẽ làm đa dạng hóa thị trường năng lượng của châu Âu, làm cản trở khả năng thiết lập độc quyền năng lượng của Nga.

Thứ hai, châu Âu có thể đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và năng lượng sạch. Theo một báo cáo gần đây, giá điện dường như đang rẻ hơn ở các quốc gia có nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn.

Năng lượng tái tạo tạo ra 40% điện năng trên toàn EU từ tháng 1 đến tháng 6/2020 trong khi nhiên liệu hóa thạch tạo ra 34%. Nói cách khác, năng lượng tái tạo hiệu quả hơn trong việc tạo ra năng lượng so với nhiên liệu hóa thạch.

Trước đây, EU cũng đã tuyên bố rằng họ cam kết cắt giảm 55% lượng khí thải carbon vào năm 2030. Nếu châu Âu thực sự nghiêm túc mục tiêu đó, thì họ nên tiếp tục theo đuổi năng lượng xanh.

Điều này không chỉ hạn chế sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt mà còn tốt hơn cho môi trường.

Mùa đông lạnh hơn đang cận kề

Những sự việc gần đây đã chứng minh rằng châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga. Giá khí đốt tăng vọt và nhu cầu cao đã đặt Nga vào vị thế cường quốc vì nước này đang “nắm đằng chuôi” trên thị trường năng lượng.

Nếu châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga bằng cách đa dạng hóa nguồn tiêu thụ năng lượng và theo đuổi năng lượng xanh, thì điều này sẽ làm giảm sự thao túng của Nga đối với thị trường năng lượng châu Âu.

Nhưng nếu châu Âu tiếp tục đi theo con đường này, chắc chắn họ sẽ phải chịu sự thương hại của Nga.

Đặc biệt, viễn cảnh ấy sẽ xảy ra khi mùa đông đang cận kề - khi người dân cần nhiều khí đốt, nhiệt và điện hơn.

Việc phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga, đặc biệt một mùa đông lạnh hơn được dự báo sắp diễn ra, sẽ làm suy yếu cả lĩnh vực năng lượng và an ninh quốc gia của châu Âu.

EU đã phớt lờ những cảnh tỉnh trước đó về khí đốt của Nga. Kết quả là dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng như hiện nay. Sẽ thật thiếu sang suốt nếu họ bỏ qua những lời cảnh báo này một lần nữa.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh