Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Tọa đàm diễn ra trong bối cảnh Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đã được triển khai gần 5 năm, với mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho mọi tầng lớp người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh. Đây là nhóm đối tượng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức.
Tham gia tọa đàm có các đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, cùng nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, đại diện các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính (fintech). Các đại biểu sẽ cùng nhau phân tích các rào cản trong việc triển khai tài chính toàn diện, đồng thời sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển các giải pháp công nghệ nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp ở mọi quy mô, giúp giải quyết bài toán về chi phí và khoảng cách địa lý. Những bài học từ các quốc gia đã thành công trong việc áp dụng công nghệ tài chính vào thực tiễn cũng sẽ được đưa ra thảo luận.
Ngoài ra, một điểm nhấn quan trọng trong tọa đàm là công bố báo cáo nghiên cứu lần hai của IDS (sau khi công kết quả nghiên cứu lần thứ nhất vào tháng 7/2024), tập trung vào việc phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc thực thi các chính sách chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính để hiện thực hóa các mục tiêu của chiến lược tài chính toàn diện.
TS Trần Văn - Viện trưởng IDS cho hay: “Tại tọa đàm, chúng tôi công bố báo cáo nghiên cứu lần hai, đi vào phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc thực thi các chính sách chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính để hiện thực hóa các mục tiêu của chiến lược tài chính toàn diện. Thông lệ tốt của thế giới cho thấy việc áp dụng công nghệ giúp các dịch vụ tài chính ngân hàng có thể được cung cấp ở bất cứ nơi nào, kể cả không có sự hiện diện của ngân hàng. Nhờ đó, những rào cản đối với tài chính toàn diện như thu nhập, chi phí và khoảng cách địa lý gần như được xóa bỏ, giúp cho cả những người nghèo, người thu nhập thấp - những đối tượng trước đây chưa từng tiếp cận với dịch vụ tài chính có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính thuận lợi hơn”.
Tọa đàm được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra các cơ chế chính sách cụ thể, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu mà Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đã đề ra, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để các bên liên quan đưa ra những đề xuất cụ thể về chính sách, góp phần tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước.
Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030 (Chiến lược). Chiến lược xây dựng mục tiêu tổng quát là tối đa hóa các đối tượng được tiếp cận và sử dụng an toàn các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, có chi phí hợp lý, có trách nhiệm và bền vững, được cung ứng bởi các tổ chức hợp pháp. |
N.H
![]() |
![]() |
![]() |
-
Điểm tin ngân hàng ngày 9/5: Nhiều vướng mắc trong xử lý sở hữu chéo
-
TP.HCM thu hơn 95.000 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản trong 4 tháng
-
Điểm tin ngân hàng ngày 8/5: 9 ngân hàng dự chi kỷ lục hơn 33.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt
-
Điểm tin ngân hàng ngày 7/5: Nợ xấu ngân hàng vượt 1 triệu tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi còn thấp
- Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
- Bộ Tài chính nghiên cứu phương án áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1