Châu Âu thành lập ngân hàng tài trợ vốn phát triển hydro

10:58 | 19/03/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
“Ngân hàng Hydro châu Âu”, một tổ chức mới nhằm hỗ trợ phát triển hydro xanh, sẽ hoạt động vào cuối năm 2023 và sẽ khởi động các cuộc đấu giá đầu tiên vào mùa thu năm nay để tài trợ cho các dự án sản xuất bằng quỹ của EU, theo công bố của Brussels hôm thứ Năm vừa qua.
Châu Âu thành lập ngân hàng tài trợ vốn phát triển hydro

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết: “Vào cuối năm nay, tất cả các bộ phận của Ngân hàng Hydro sẽ đi vào hoạt động”.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã cam kết thành lập ngân hàng công này vào tháng 9/2022, nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng với khoản trợ cấp khoảng 3 tỷ euro.

Với mục tiêu đạt được trung hòa carbon vào năm 2050, EU đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ sản xuất 10 triệu tấn hydro tái tạo ở EU mỗi năm và nhập khẩu một lượng tương tự.

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Frans Timmermans cho biết: “Ngân hàng đặt mục tiêu lấp đầy khoảng trống đầu tư hiện tại trong việc phát triển hydro tái tạo và đảm bảo EU sẽ duy trì vị trí dẫn đầu trong công nghệ thiết yếu này”. Ông nhấn mạnh ý tưởng này “gửi một tín hiệu rõ ràng rằng châu Âu là một khu vực sản xuất hydro”.

Châu Âu thành lập ngân hàng tài trợ vốn phát triển hydro

Những buổi “đấu giá thí điểm” sẽ được triển khai từ mùa thu năm 2023, trong khuôn khổ Quỹ đổi mới EU, với ngân sách riêng là 800 triệu euro. Các dự án được chọn sẽ nhận được khoản trợ cấp dưới dạng phí bảo hiểm cố định cho mỗi kg hydro được sản xuất, thời hạn tối đa là 10 năm.

Mục tiêu nhằm “thu hẹp khoảng cách chi phí” giữa hydro được sản xuất từ năng lượng xanh và hydro được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch và “để tăng khả năng dự đoán thu nhập của nhà sản xuất”, đây là cách đảm bảo khả năng tài chính của các dự án để tạo điều kiện cho họ tiếp cận với nguồn tài chính khác, đặc biệt là tư nhân, và cuối cùng là giảm chi phí đầu tư.

Ngoài ra, Ngân hàng Hydro có thể sẽ tài trợ kết hợp các quỹ châu Âu và nguồn lực từ các quốc gia thành viên. EC cũng đang xem xét việc trợ cấp nhập khẩu “hydro xanh”.

Văn bản áp đặt mức hydro tái tạo tối thiểu trong EU hiện đang là chủ đề đàm phán gay gắt giữa các quốc gia thành viên. Trong khi Pháp muốn sản xuất hydro “carbon thấp” từ điện hạt nhân, nhưng Đức và Tây Ban Nha lại phản đối quyết liệt.

Kế hoạch phát triển hydro của NgaKế hoạch phát triển hydro của Nga
Ấn Độ công bố kế hoạch phát triển hydro xanhẤn Độ công bố kế hoạch phát triển hydro xanh
Eni hợp tác phát triển hydro xanh với EnelEni hợp tác phát triển hydro xanh với Enel
Equinor và RWE hợp tác phát triển hydrogen tại ĐứcEquinor và RWE hợp tác phát triển hydrogen tại Đức

Nh.Thạch

AFP

vietinbank
ajinomoto