Bộ Xây dựng yêu cầu quản chặt dự án “bán lúa non”

19:10 | 09/06/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Bộ Xây dựng vừa yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định về giao dịch bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai.
Tin nhanh bất động sản ngày 9/6: Khánh Hòa thẩm định giá đất cho 351 dự ánTin nhanh bất động sản ngày 9/6: Khánh Hòa thẩm định giá đất cho 351 dự án
Đồng Nai Đồng Nai "khai tử" dự án cụm công nghiệp Bàu Trâm
Bộ Xây dựng yêu cầu quản chặt dự án “bán lúa non”
Theo các chuyên gia, một phần nguyên nhân của hàng loạt tranh chấp liên quan đến việc "bán lúa non" dự án đến từ việc các địa phương buông lỏng quản lý

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện một số nội dung liên quan đến việc thực hiện quy định về giao dịch bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, rà soát và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, nghị định số 99/2015/NĐ-CP, nghị định 76/2015/NĐ-CP về trình tự, thủ tục, điều kiện đối với các giao dịch bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai trên địa bàn.

Một số quy định được Bộ Xây dựng lưu ý các địa phương tập trung, kiểm tra, rà soát gồm một số quy định tại Luật Kinh doanh BĐS như: Điều kiện khi đưa bất động sản hình thành trong tương lai vào kinh doanh theo quy định và việc thực hiện thủ tục thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua tại (điều 55); việc thực hiện bảo lãnh, thanh toán trong bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai (điều 56,57).

Bộ Xây dựng yêu cầu quản chặt dự án “bán lúa non”

Bên cạnh đó, 2 quy định khác cũng được Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm là quy định về việc thế chấp, điều kiện thế chấp với dự án đầu tư xây dựng nhà ở và nhà ở hình thành trong tương lai (điều 147, 148 Luật Nhà ở) và quy định về giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (điều 72, Nghị định 99/2015/NĐ-CP).

Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc tích hợp cung cấp dịch vụ “Thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua” trên Cổng dịch vụ công quốc gia đối với dịch vụ công về TTHC thì Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương tổng hợp báo cáo về kết quả và tình hình thực hiện quy định về thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua trước ngày 15/6/2021.

Thực tế cho thấy hoạt động giao dịch bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai tại các địa phương còn khá phức tạp khiến một loạt địa phương đã phải đưa ra những cảnh báo “nóng” để chấn chỉnh các chủ đầu tư "bán lúa non" trái quy định cũng như khuyến cáo người dân và các nhà đầu tư.

Cụ thể, mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam phát đi văn bản số 553/SXD-QLHT về việc tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Xây dựng tỉnh này đã yêu cầu chủ đầu tư các dự án bất động sản, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chỉ được đưa bất động sản vào kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Nghị định và các quy định khác liên quan.

Tương tự, sở Xây dựng Bắc Giang đã công bố thông tin về nội dung các dự án, khu đô thị, khu dân cư mới chưa đủ điều kiện chuyển nhượng. Cơ quan này đồng thời khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ lưỡng khi đầu tư.

Trước đó không lâu, sở Xây dựng tỉnh Sơn La cũng đã ban hành thông báo trên địa bàn tỉnh có 11 dự án nhà ở thương mại đang triển khai và đã có chủ đầu tư tuy nhiên, chưa đủ điều kiện để huy động vốn; điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đến hết tháng 3/2021.

Chia sẻ riêng với PV, một luật sư cho biết, một phần nguyên nhân của việc “bùng nổ” tranh chấp liên quan đến việc “bán lúa non” bất động sản, nhà ở là do các địa phương chưa quản lý chặt và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.

"Có những chủ đầu tư “tay không bắt giặc” xin được dự án rồi “bán lúa non” với hy vọng sẽ có tiền để thực hiện đầu tư, tuy nhiên khi cả nước rà soát thủ tục pháp lý của các dự án bất động sản thì đa phần những dự án kiểu này bị tắc dẫn đến tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng liên quan đến việc bất động sản, nhà ở cứ mãi ở tương lai mà không biết khi nào hình thành” - vị luật sư cho biết.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Enternews.vn

vietinbank
ajinomoto