Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê-út tiếp tục cảnh báo về hệ lụy khi quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra quá nhanh

12:36 | 14/12/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê-út lặp lại cảnh báo từ các quan chức dầu mỏ của vương quốc rằng: Sự suy giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu sẽ vô tình đẩy giá năng lượng tăng đột biến.
Saudi Aramco cảnh báo những bất cập nếu chuyển đổi năng lượng diễn ra quá nhanhSaudi Aramco cảnh báo những bất cập nếu chuyển đổi năng lượng diễn ra quá nhanh
Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê-út tiếp tục cảnh báo về hệ lụy khi quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra quá nhanh
Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê-út - Mohammed Al-Jadaan. Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê-út - Mohammed Al-Jadaan nói: “Chúng tôi rất lo ngại rằng thế giới có thể thiếu năng lượng nếu chúng tôi không cẩn thận trong việc quản lý trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Ở Saudi Arabia, chúng tôi quan tâm đến việc duy trì nhu cầu. Chúng tôi cũng lo lắng rằng nhu cầu ngày càng tăng và không có giải pháp thay thế nào để lấp đầy khoảng trống đó và chúng tôi không muốn giá dầu tăng quá cao”.

Nhận xét của Al-Jadaan (ngay sau khi chính phủ công bố ngân sách năm 2022) nhấn mạnh sự báo động của một số nhà sản xuất dầu lớn rằng, các chính phủ và công ty năng lượng phương Tây đang rút lui khỏi nhiên liệu hóa thạch quá nhanh.

Giám đốc điều hành của công ty năng lượng nhà nước Saudi Aramco hôm 6/12 cũng cảnh báo, quá trình chuyển đổi năng lượng là "hỗn loạn" và giá cao hơn có thể gây ra"bất ổn xã hội". Ông nói, trong khi các công ty như Aramco đang đạt được tiến bộ nhanh chóng trong việc phát triển các dạng năng lượng tái tạo, sẽ phải mất nhiều thập kỷ trước khi họ có thể tiếp quản hoàn toàn.

Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út - Abdulaziz bin Salman đã lập luận rằng giá khí đốt, than và dầu tăng trong năm nay chứng tỏ nhu cầu nhiều hơn cho hoạt động sản xuất của họ.

Quan điểm này khác với những gì mà hầu hết các nhà hoạt động khí hậu nói là cần thiết để làm chậm sự ấm lên của hành tinh. Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã kêu gọi ngừng đầu tư mới vào nhiên liệu hóa thạch nếu thế giới muốn đạt được trung hòa lượng khí thải carbon vào năm 2050.

Theo tổ chức nghiên cứu của Diễn đàn Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Riyadh: Chi tiêu cho các dự án dầu khí đã giảm 30% xuống còn 309 tỷ USD vào năm 2020 và chỉ phục hồi nhẹ trong năm nay.

Các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư nằm trong số ít vẫn chi hàng tỷ USD để tăng sản lượng của họ. Saudi Arabia có kế hoạch nâng công suất sản xuất dầu thô hàng ngày lên 13 triệu thùng từ 12 triệu thùng vào năm 2027.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Chivy