Bản tóm tắt 7 trụ cột năng lượng toàn cầu có gì đặc biệt?

14:05 | 25/05/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Bản tóm tắt 7 trụ cột cho năng lượng toàn cầu của IEA đã xác định chi tiết các bước cần thiết để thế giới không phát thải carbon (NZE) vào năm 2050, nhằm giải quyết vấn đề khí hậu. Đây là công trình nghiên cứu chi tiết có hoạch định rõ ràng và rất đặc biệt. Chắc chắn hứa hẹn một tương lai xanh cho chuyển hóa năng lượng sạch.
Bản tóm tắt 7 trụ cột năng lượng toàn cầu có gì đặc biệt?
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Dưới đây là bản tóm tắt về những gì IEA nói về từng trụ cột:

1. Hiệu suất năng lượng

“Giảm thiểu tăng trưởng nhu cầu năng lượng thông qua cải thiện hiệu quả năng lượng đóng góp quan trọng trong NZE. Nhiều biện pháp hiệu quả trong công nghiệp, tòa nhà, thiết bị và giao thông có thể được đưa vào áp dụng và nhân rộng rất nhanh chóng. Do đó, các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả được ưu tiên hàng đầu trong NZE và chúng đóng vai trò lớn nhất trong việc hạn chế nhu cầu năng lượng và lượng khí thải trong giai đoạn đến năm 2030".

Cần có những thay đổi lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải. Những điều này có thể đạt được nhờ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về tiết kiệm nhiên liệu và lệnh cấm toàn cầu đối với động cơ đốt trong (ICE) sau năm 2035. Điều này sẽ làm tăng số lượng xe điện trên đường từ 1% hiện nay lên 20% vào năm 2030 và 60% vào năm 2040, và nó tạo ra một sự sụt giảm lớn trong lượng khí thải carbon từ lĩnh vực giao thông vận tải.

“Trong NZE, thay đổi hành vi đề cập đến những thay đổi trong hành vi đang diễn ra hoặc lặp đi lặp lại của một bộ phận người tiêu dùng tác động đến nhu cầu dịch vụ năng lượng, hoặc cường độ năng lượng của năng lượng hoạt động liên quan”.

2. Thay đổi hành vi

Có ba loại thay đổi hành vi chính được mô tả trong NZE:

Giảm sử dụng năng lượng quá mức hoặc lãng phí

Chuyển đổi chế độ vận tải

Tăng hiệu quả sử dụng vật liệu

Một ví dụ mà họ đưa ra để giảm sử dụng năng lượng lãng phí là tăng tỷ lệ tái chế nhựa toàn cầu từ 17% vào năm 2020 lên 27% vào năm 2030 và 54% vào năm 2050.

Họ cũng đề cập đến sự cần thiết phải giảm nhiệt độ nước nóng quá mức trong các tòa nhà. Có rất nhiều năng lượng bị lãng phí khi giữ máy nước nóng ở nhiệt độ cao hơn mức cần thiết.

3. Điện khí hóa

“Việc sử dụng trực tiếp lượng điện ít phát thải thay cho nhiên liệu hóa thạch là một trong những động lực quan trọng nhất của việc giảm phát thải ở NZE, chiếm khoảng 20% ​​tổng mức giảm đạt được vào năm 2050”.

Bài toán lớn ở đây là nhu cầu điện toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2050 khi thế giới chuyển sang sử dụng xe điện.

Nhu cầu điện cũng tăng ổn định trong các tòa nhà, nhưng điều đó được điều chỉnh bởi hiệu quả cải thiện của các thiết bị, hệ thống làm mát, chiếu sáng và bao bọc tòa nhà. Đi cùng với điều này là sự phổ biến rộng rãi của quá trình điện khí hóa hệ thống sưởi thông qua việc sử dụng các máy bơm nhiệt.

4. Năng lượng tái tạo

“Ở cấp độ toàn cầu, công nghệ năng lượng tái tạo là chìa khóa để giảm lượng khí thải từ việc cung cấp điện”.

Năng lượng tái tạo sẽ cần phải thực hiện công việc nặng nhọc khi thế giới chuyển sang sử dụng điện làm nguồn năng lượng chính. Năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ phải tăng hơn gấp tám lần vào năm 2050. Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện tăng từ 29% (bao gồm cả thủy điện) vào năm 2020 lên hơn 60% vào năm 2030 và gần 90% vào năm 2050.

5. Hydro và nhiên liệu gốc hydro

“Việc sử dụng hydro toàn cầu mở rộng từ dưới 90 triệu tấn (Mt) vào năm 2020 lên hơn 200 Mt vào năm 2030; tỷ lệ hydro carbon thấp tăng từ 10% vào năm 2020 lên 70% vào năm 2030”.

Những chiếc xe ô tô không được điện khí hóa hoàn toàn trên toàn thế giới vào năm 2050 được tạo thành từ những chiếc ô tô chạy bằng hydro. Khoảng một nửa lượng hydro được sản xuất trên toàn cầu vào năm 2030 là thông qua quá trình điện phân, phần còn lại là từ than và khí tự nhiên với quá trình thu giữ và cô lập carbon.

6. Năng lượng sinh học

“Vào năm 2050, sản lượng điện sử dụng nhiên liệu năng lượng sinh học đạt 3 300 terawatt-giờ (TWh), hay 5% tổng sản lượng. Năng lượng sinh học cũng cung cấp khoảng 50% sản lượng nhiệt”.

Việc sử dụng năng lượng sinh học trong kịch bản NZE tăng lên trong một số loại. Sản xuất xi măng là một trong những ngành phát thải carbon dioxide lớn nhất thế giới và đến năm 2050, năng lượng sinh học sẽ cung cấp 30% năng lượng cho ngành này. Sản xuất giấy sẽ nhận được 60% năng lượng từ năng lượng sinh học.

Hầm khí sinh học hộ gia đình và thôn bản cung cấp năng lượng tái tạo và nấu ăn sạch cho gần 500 triệu hộ gia đình vào năm 2030 ở NZE.

Việc sử dụng nhiên liệu sinh học lỏng phát triển đến năm 2030 và sau đó chậm lại khi giao thông vận tải được điện khí hóa. Nhu cầu về nhiên liệu sinh học lỏng chuyển sang vận tải biển và hàng không sau năm 2030.

7. Thu giữ và lưu trữ carbon (CCS)

“Khoảng 95% tổng lượng CO2 thu được vào năm 2050 được lưu trữ trong kho địa chất vĩnh viễn và 5% được sử dụng để cung cấp nhiên liệu tổng hợp. Các ước tính về khả năng lưu trữ địa chất toàn cầu cao hơn đáng kể so với những gì cần thiết để lưu trữ lượng CO2 tích lũy được thu giữ và lưu trữ trong NZE”.

Đây thực sự là mấu chốt của toàn bộ vấn đề carbon dioxide. Nếu chúng ta có thể nắm bắt những gì chúng ta thải ra, hoặc loại bỏ CO2 khỏi khí quyển thì điều đó sẽ giải quyết trực tiếp mấu chốt của vấn đề.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề đầy thách thức vì nồng độ CO2 trong khí quyển vẫn nằm trong phạm vi phần triệu (PPM). Điều đó có nghĩa là bạn phải di chuyển rất nhiều không khí để có đủ CO2 làm cho nó đáng giá. Tất nhiên, thực vật thực hiện điều này một cách tự nhiên thông qua quá trình quang hợp, và việc thu nhận CO2 thông qua năng lượng sinh học được đề cập bên cạnh việc thu nhận không khí trực tiếp.

Phần này một lần nữa nhấn mạnh quá trình sản xuất xi măng, thu giữ sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) “đặc biệt quan trọng đối với sản xuất xi măng”.

Kết luận

Báo cáo mới này thể hiện một bước thay đổi thực sự của IEA trong việc giải quyết mức độ nghiêm trọng của lượng khí thải carbon. Hơn nữa, IEA vạch ra các bước cụ thể cần phải thực hiện để đạt được mức phát thải ròng bằng không.

Báo cáo ghi nhận thách thức lớn nhất trong việc đạt được tầm nhìn này. Cho đến nay, đã có rất nhiều bài hùng biện về giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng các hành động không phù hợp với lời hùng biện. Nếu kế hoạch này có bất kỳ hy vọng thành công nào, thì khoảng cách giữa hùng biện và hành động sẽ phải thu hẹp lại.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng

vietinbank
ajinomoto