Ba tàu chở dầu Sokol của Nga bị mắc kẹt trên biển cuối cùng đã có người mua

10:26 | 20/02/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Ba tàu chở dầu Sokol của Nga bị mắc kẹt trên biển do vấn đề thanh toán và các lệnh trừng phạt của phương Tây, đã bắt đầu di chuyển về phía Trung Quốc và Ấn Độ, theo dữ liệu từ Kpler và LSEG cho thấy hôm thứ Hai 19/2.
Tại sao Nhật Bản mất ngôi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới?
Ảnh minh họa (Ảnh Reuters)

Việc chậm trễ của các tàu chở dầu Sokol đã trở thành sự gián đoạn lớn nhất đối với hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga, kể từ khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow vì cuộc xung đột ở Ukraine.

Hơn 10 triệu thùng Sokol đã trôi nổi trong kho chứa trên biển trong ba tháng qua, do khó khăn trong vấn đề thanh toán và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với các công ty vận tải và tàu chở dầu thô.

Theo dữ liệu và thương nhân, ba tàu - NS Century, NS Commander và Nellis, lênh đênh trên biển từ tháng 11 năm ngoái, cuối cùng cũng đã có nơi để đến. Tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Rosneft - nhà xuất khẩu chính loại Sokol - đã không trả lời các câu hỏi của Reuters về doanh số bán dầu Sokol.

Theo công ty phân tích dữ liệu Kpler, NS Century và Nellis đang vận chuyển tổng cộng 2,2 triệu thùng Sokol đến các cảng Trung Quốc. Cả hai tàu chở dầu này đều phải chịu lệnh trừng phạt mới của Mỹ vì vi phạm mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu của Nga.

Hai nguồn tin giao dịch nói với Reuters rằng khách hàng mua dầu trên là các nhà máy lọc dầu tư nhân Trung Quốc. Các thương nhân từ chối nêu tên vì thông tin không được công khai và không nêu tên người mua.

Viktor Katona, người đứng đầu phân tích dầu thô tại Kpler, cho biết: “Trung Quốc có thể là giải pháp cho vấn đề bán Sokol, vì ít nhất hai tàu chở dầu bị mắc kẹt này bắt đầu di chuyển về phía lãnh hải Trung Quốc”.

Theo dữ liệu của Kpler và LSEG, tàu chở dầu mang cờ Gabon - NS Commander, không chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, với khoảng 600.000 thùng dầu Sokol trên tàu đang hướng tới cảng Jamnagar ở Ấn Độ.

Theo Kpler, khoảng 7,5 triệu thùng Sokol vẫn bị mắc kẹt trên biển tính đến thứ Hai 19/2, giảm so với hơn 10 triệu thùng hai tuần trước đó.

Yến Anh

Reuters

vietinbank
thaco