Yêu cầu các ngân hàng không được từ chối giao dịch đối với thẻ từ ATM sau 31/12/2021
|
Văn bản được NHNN đưa ra nhằm làm rõ một số thông tin được người dùng thẻ quan tâm về việc "các thẻ ATM công nghệ từ (thẻ từ) sẽ chính thức bị ngừng hỗ trợ và không được chấp nhận trên các điểm giao dịch trên toàn quốc dựa theo Thông tư 41".
![]() |
Yêu cầu các ngân hàng không được từ chối giao dịch đối với thẻ từ ATM sau 31/12/2021/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
NHNN cho biết, để bảo đảm an toàn, an ninh và ngăn ngừa, hạn chế các thiệt hại có thể phát sinh trong quá trình cung ứng, sử dụng dịch vụ thẻ, thời gian qua, NHNN đã ban hành một số quy định liên quan đến hoạt động thẻ, trong đó, nêu rõ lộ trình chuyển đổi sang công nghệ chip đối với thiết bị chấp nhận thẻ (máy ATM, POS) và các thẻ từ nội địa do tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành.
Để đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi sang thẻ chip nội địa, Thông tư số 19 (đã được sửa đổi bổ sung) quy định trách nhiệm của tổ chức phát hành thẻ (TCPHT) trong thực hiện lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ nội địa sang thẻ chip nội địa đang lưu hành và dừng phát hành thẻ từ nội địa sau thời điểm 31/3/2021. NHNN khẳng định không có quy định về việc dừng hoặc từ chối giao dịch thẻ đối với thẻ từ nội địa đang lưu hành (thẻ còn đang thời hạn sử dụng) do các TCPHT tại Việt Nam phát hành; đồng thời quy định trách nhiệm các tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT) trong thực hiện lộ trình chuyển đổi ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS) đang hoạt động tại Việt Nam tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa, không có quy định về việc từ chối chấp nhận giao dịch thẻ đối với thẻ từ nội địa đang lưu hành.
NHNN yêu cầu, các TCPHT, TCTTT cần rà soát quy định pháp luật, hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa TCPHT với chủ thẻ về việc phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng, đảm bảo các giao dịch thẻ của chủ thẻ diễn ra thông suốt, an toàn, không ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thẻ và không đưa ra các chính sách, quy định trái với quy định pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng.
NHNN cũng yêu cầu triển khai các biện pháp truyền thông về việc khách hàng có thẻ từ nội địa (thẻ còn đang thời hạn sử dụng) nhưng chưa được các TCPHT chuyển đổi sang thẻ chip hoặc do khách hàng chưa đến được địa điểm của TCPHT để thực hiện chuyển đổi hoặc nhận thẻ chip thì sau ngày 31/12/2021 vẫn có thể sử dụng thẻ từ để thực hiện các giao dịch thẻ tại ATM, POS, kênh Internet (Internet Banking), di động (Mobile Banking), quầy giao dịch theo đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ sẽ phối hợp với Chi hội Thẻ ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) xây dựng và ban hành quy định chuyển đổi trách nhiệm trong việc thực hiện chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip nội địa, chính thức áp dụng từ 1/1/2022.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
-
Điểm tin ngân hàng ngày 7/5: Nợ xấu ngân hàng vượt 1 triệu tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi còn thấp
-
Điểm tin ngân hàng ngày 5/5: NHNN đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số, khẳng định không cấp phép sàn Forex
-
Điểm tin ngân hàng ngày 3/5: Nhiều ngân hàng chốt thời hạn ngừng giao dịch thẻ từ ATM
-
Điểm tin ngân hàng ngày 8/3: Vì sao ngân hàng nhà nước dừng phát hành tín phiếu?
- Điểm tin ngân hàng ngày 8/5: 9 ngân hàng dự chi kỷ lục hơn 33.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt
- Điểm tin ngân hàng ngày 7/5: Nợ xấu ngân hàng vượt 1 triệu tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi còn thấp
- BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức
- Điểm tin ngân hàng ngày 6/5: Khắc phục khoảng trống pháp lý, thúc đẩy xử lý nợ xấu
- Điểm tin ngân hàng ngày 5/5: NHNN đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số, khẳng định không cấp phép sàn Forex
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Tăng lá chắn bảo vệ người dùng trong giao dịch số
- Bám sát kế hoạch năm 2025, VPBank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I
- Điểm tin ngân hàng ngày 3/5: Nhiều ngân hàng chốt thời hạn ngừng giao dịch thẻ từ ATM
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/5: Dự án bến du thuyền trăm tỉ của Vũ "nhôm" đối diện nguy cơ thu hồi
- Điểm tin ngân hàng ngày 2/5: Vietcombank có vốn chủ sở hữu vượt 200.000 tỷ đồng