Hơn 500.000 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

03:07 | 17/11/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, ngay khi dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch như giảm lãi suất, cơ cấu thời hạn trả nợ…
NHNN: Đề xuất bỏ quy định vay vốn ưu đãi đối với người mua, thuê nhà ở xã hộiNHNN: Đề xuất bỏ quy định vay vốn ưu đãi đối với người mua, thuê nhà ở xã hội
Ngân hàng tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng chảy vào bất động sản, chứng khoánNgân hàng tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng chảy vào bất động sản, chứng khoán

Theo đó, NHNN đã liên tiếp 03 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các TCTD giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Thường xuyên chỉ đạo các TCTD tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, dành nguồn lực để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng. Đến nay, mặt bằng lãi suất vay giảm khoảng 1,66%/năm so với trước dịch.

Hơn 500.000 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Hơn 500.000 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đồng thời, NHNN cũng kịp thời xây dựng và triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ thông qua việc ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 và Thông tư 14/2021/TT-NHNN tạo khuôn khổ pháp lý để các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề; giúp khách hàng được cơ cấu lại nợ phù hợp với dòng tiền mà không bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn; khuyến khích TCTD cho vay mới để khách hàng duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Với sự vào cuộc tích cực, đến cuối tháng 10/2021, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 500.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ trên 260.000 tỷ đồng; lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ 23/1/2020 khoảng 550.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,9 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 3,79 triệu tỷ đồng; lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến cuối tháng 10/2021, tổng số tiền lãi TCTD đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 31.400 tỷ đồng;

Các TCTD cũng thực hiện cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến nay đạt trên 7 triệu tỷ đồng cho hơn 1,2 triệu khách hàng. Riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã thực hiện gia hạn nợ cho 258.947 khách hàng với dư nợ 6.063 tỷ đồng, cho vay mới đối với 3.505.557 khách hàng với số tiền 129.758 tỷ đồng.

Đồng thời, thực hiện tái cấp vốn đối với NHCSXH để cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh đối với người lao động theo các Nghị quyết 42/NQ-CP, Nghị quyết 154/NQ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đến ngày 8/11/2021, NHNN đã tái cấp vốn cho NHCSXH số tiền 749,52 tỷ đồng để cho vay theo Nghị quyết số 68/NQ-CP. NHCSXH đã giải ngân trên 63 tỉnh, thành phố với số tiền 750 tỷ đồng đối với 1.449 đơn vị sử dụng lao động để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất cho 209.280 lượt người lao động.

Ngoài ra, NHNN cũng đã chỉ đạo các TCTD mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa như cho vay liên vụ, cho vay qua sổ tín dụng, vay vốn thông qua các Tổ, nhóm của các tổ chức chính trị - xã hội, cho vay, thu nợ ngay tại địa bàn của người vay, triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dụng...

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, đến cuối tháng 10/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,99 triệu tỷ đồng, tăng 8,72% so với cuối năm 2020, là kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động đến hầu hết các lĩnh vực, ngành kinh tế.

Trong đó, tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (là nơi dễ phát sinh hoạt động “tín dụng đen”) đạt trên 2,48 triệu tỷ đồng với hơn 14 triệu khách hàng, chiếm trên 25% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế, tăng 9,2% so với cuối năm 2020 và tăng 32,8% so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg.

Đặc biệt, các TCTD cũng đẩy mạnh cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng, toàn hệ thống có 78 TCTD tham gia cho vay phục vụ đời sống với dư nợ vay đạt gần 1,95 triệu tỷ đồng, chiếm 19,6% trong tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tăng 5% so với cuối năm 2020, tăng 9,55% so với cuối năm 2018 và tăng 5,4% so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg, trong đó dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn 84%.

Ngoài nguồn vốn tín dụng thương mại, NHCSXH đang triển khai 20 chương trình tín dụng ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách với dư nợ đến cuối tháng 10/2021 đạt trên 243 nghìn tỷ đồng, tăng 7,51% so với cuối năm 2020, tăng 25,2% so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg với gần 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng

vietinbank
ajinomoto