Tỷ phú Michael Bloomberg: Keo kiệt với bản thân nhưng hào phóng khi làm từ thiện

13:00 | 25/08/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Michael Bloomberg là một trong những tỷ phú tự thân thành công nhất, với khối tài sản ước tính khoảng 55 tỷ đôla, giàu thứ 6 ở Mỹ và giàu thứ 9 hành tinh. Ông là người sáng lập và chủ sở hữu đa số của Bloomberg LP, công ty truyền thông toàn cầu.
Elon Musk: Chân dung tỷ phú giàu nhất thế giớiElon Musk: Chân dung tỷ phú giàu nhất thế giới
Học cách làm giàu từ triệu phú tự thân Grant CardoneHọc cách làm giàu từ triệu phú tự thân Grant Cardone

Tỷ phú Bloomberg sinh năm 1942 tại Medford, Massachusetts - một thị trấn nhỏ cạnh Boston. Cha ông làm kế toán cho một công ty sữa địa phương.

Tỷ phú Michael Bloomberg: Keo kiệt với bản thân nhưng hào phóng làm từ thiện

Suốt thời gian đại học, Bloomberg phải làm nhân viên trông xe để lấy tiền chi trả học phí. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư điện trường Johns Hopkins và bằng MBA tại Harvard, Bloomberg bắt đầu làm việc tại Salomon Brothers New York.

Năm 1966, Bloomberg làm việc cho hãng dịch vụ tài chính Salomon Brothers với lương khởi điểm 9.000 USD mỗi năm. Ban đầu, ông làm tại bộ phận két sắt. Sau nhiều nỗ lực, đến năm 1972, Bloomberg trở thành nhân viên giao dịch trái phiếu và còn là cổ đông tại đây. Công việc của ông đòi hỏi làm 12 giờ mỗi ngày, liên tục 6 ngày một tuần.

Tỷ phú Michael Bloomberg: Keo kiệt với bản thân nhưng hào phóng làm từ thiện

Đến cuối thập niên 70, ông trở thành trưởng bộ phận giao dịch cổ phiếu. Năm 1979, CEO Salomon Brothers - John Gutfreund đề nghị Bloomberg rời vị trí này để chuyển sang lãnh đạo mảng hệ thống máy tính mới thành lập. Đây thực chất là một sự giáng chức, nhưng Bloomberg không hề hối hận về việc này.Ông ở lại Salomon hơn 3 năm cho đến khi công ty sát nhập với công ty thương mại hàng hóa Phibro năm 1981. Bloomberg ra đi với khoản trợ cấp nghỉ việc 10 triệu USD.

Sự nghiệp “nở hoa”

Sau khi rời khỏi Salomon, Bloomberg quyết định áp dụng những gì ông học được vào thành lập một công ty với tên Innovative Market Solution. Công ty được lập ra với mục đích cung cấp thông tin, số liệu cho các trader trên thị trường chứng khoán. Ông đã dùng 4 triệu USD để cùng bốn người khác phát triển một hệ thống máy tính có thể cung cấp thông tin về thị trường trái phiếu. Năm 1982, công ty có đơn hàng đầu tiên trị giá 30 triệu USD với 22 thiết bị đầu cuối MarketMaster.

Tỷ phú Michael Bloomberg: Keo kiệt với bản thân nhưng hào phóng làm từ thiện

Công ty của Bloomberg đặc biệt thành công vào thập niên 80. Năm 1986, Bloomberg đổi tên công ty sang tên mình. Năm 1989, ông mua lại một phần ba cổ phần của Merrill Lynch với giá 200 triệu USD. Tại thời điểm này, công ty có giá trị thị trường 2 tỷ USD. Bloomberg đồng thời trở thành thương hiệu truyền thông đình đám nhất lúc bấy giờ bao gồm Bloomberg News và Bloomberg TV.

Năm 2001, Bloomberg quyết định gia nhập nền chính trị thế giới, ông tranh cử chức thị trưởng New York với tư cách là Đảng viên Đảng Cộng hòa. Ông bắt đầu công việc thị trưởng năm 2002, nơi đây ông đã vực dậy cả thành phố sau cuộc tấn công 11/9 tại New York.

Khi đã là một tỷ phú, Bloomberg chỉ dành ra 1 USD/năm để tiết kiệm trong suốt 12 năm ông làm thị trưởng. Tuy nhiên, trong 12 năm đó ông lại dành hết 650 triệu USD để làm từ thiện.

Khi ông quyết định tái cử chức thị trưởng nhiệm kỳ thứ 3, Bloomberg vận động thay đổi điều luật quy định thời hạn làm việc của công chức là 2 nhiệm kỳ, và một lần nữa, ông thắng cử.

Tỷ phú Michael Bloomberg: Keo kiệt với bản thân nhưng hào phóng làm từ thiện

2013 là năm Bloomberg rời khỏi ghế thị trưởng, nhưng ông vẫn chưa sẵn sàng nghỉ hưu. Chỉ 1 năm sau khi rời khỏi bàn làm việc, Bloomberg trở lại với vai trò CEO của Bloomberg LP.

Bloomberg cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng, và đã quyên góp hơn 2,5 tỷ USD thông qua các tổ chức từ thiện của ông. Một trong số đó là tổ chức Bloomberg Philanthropies. Ông tuyên bố sẽ cho đi tất cả tài sản của mình trước khi chết.

Món quà gần đây của ông trị giá 100 triệu USD dành tặng cho trường Đại học Cornell nhằm xây dựng một trường học công nghệ mới tập trung tại thành phố New York.

Năm 2013, ông dành tặng 350 triệu USD cho trường Đại học Johns Hokins đánh dấu con số 1,1 tỷ USD ông dành tặng ngôi trường này.

Keo kiệt với chính mình

Stu Loeser, người phát ngôn của vị tỷ phú từng tiết lộ rằng trong hơn 10 năm, ông chỉ chỉ sở hữu hai đôi giày công sở màu đen. Cả hai đều đã rất mòn, không còn nhìn rõ nhãn hiệu.

Tỷ phú Michael Bloomberg: Keo kiệt với bản thân nhưng hào phóng làm từ thiện

"Hôm nay ông ấy đi đôi này, ngày mai ông ấy sẽ đi đôi còn lại. Khi giày bị cũ, ông sẽ đem đi đánh bóng lại hoặc thay đế. Ông nói chỉ cần thoải mái và tiện dụng là được, không có nhu cầu mua giày mới", Loeser cho biết.

Khi mua cà phê, ông chỉ chọn size nhỏ nhất đủ dùng và chỉ mua khi khát. Những đồ dùng khác cũng vậy, ông chỉ mua khi thực sự cần. Bloomberg tiết lộ: "Tôi muốn dành dụm tiền cho những thứ khác xứng đáng hơn thay vì tiêu xài hoang phí cho những thứ chưa cần thiết".

"Bloomberg đã chinh phục giới kinh doanh, nhưng bằng tài năng và ý chí của mình, ông ấy vẫn khiến nhiều người cảm phục bởi những việc làm ý nghĩa", Giáo sư Paul Schervish từ Đại học Boston nói.

Bảo Linh

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/