Trung Quốc tăng cường giám sát người Nhật tại Trung Quốc sau quyết định của Fukushima
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Bắc Kinh đã điều tra lý lịch của các cá nhân tham gia đàm phán về việc xả nước. Một số chuyên gia chính trị cho rằng Đảng Cộng sản có thể đã cố gắng giam giữ công dân Nhật Bản sống ở Trung Quốc, vì lãnh đạo dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình ngày càng cảnh giác trong việc giám sát hoạt động của công dân nước ngoài ở trong nước.
Các chuyên gia cho biết, có hơn 100.000 công dân Nhật Bản đang sinh sống ở Trung Quốc và cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại về lập trường của Bắc Kinh, vốn dường như coi công dân nước ngoài như những con tin tiềm năng.
Vào tháng 4/2021, Nhật Bản tuyên bố sẽ xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra Thái Bình Dương “trong khoảng 2 năm”. Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đã bật đèn xanh cho việc bắt đầu xả nước vào ngày 24/8, gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.
Nhật Bản cho biết việc xả thải là an toàn vì nước đã qua xử lý được pha loãng, để giảm nồng độ tritium xuống dưới 1/40 nồng độ cho phép, theo tiêu chuẩn an toàn trước khi thải ra biển.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã chỉ trích Nhật Bản vì cho phép xả "nước nhiễm hạt nhân" từ nhà máy đã bị phá hủy sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng vào tháng 3/2011.
Yến Anh
The Japan Times
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững
- Tập đoàn Super Energy cung ứng khoảng 1,2 triệu kWh/năm cho lưới điện quốc gia
- LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
- Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
- Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
- TS. Dư Văn Toán: Tiềm năng và thách thức của điện rác tại Việt Nam