Trung Quốc bắt đầu khoan giếng dầu sâu nhất châu Á
![]() |
![]() |
![]() |
Được thiết kế để trở thành giếng sâu nhất châu Á, giếng dầu khí Yuejin 3-3 sẽ được khoan tới độ sâu 9.472 mét (6 dặm) tại khu vực sa mạc Taklamakan, sẽ mất khoảng 170 ngày để khoan được độ sâu dự kiến. Đây được coi là một bước đột phá quan trọng trong hoạt động thăm dò dầu khí, góp phần giúp Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động khai thác dầu thô.
Lưu vực Tarim là bể dầu khí lớn nhất ở Trung Quốc, với trữ lượng dầu khí được phát hiện lên tới 16 tỷ tấn. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những khu vực khó thăm dò nhất ở Trung Quốc, một phần vì trữ lượng dầu khí nằm ở độ sâu từ 6.000 đến 10.000 mét dưới lòng đất.
Để vượt qua các điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ cao và áp suất cao ở độ sâu hơn 9.000 mét, tập đoàn năng lượng Trung Quốc Sinopec đã nỗ lực cải tiến công nghệ khoan, cố gắng đưa nước này trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có khả năng khoan giếng sâu lên đến 10.000 mét. Được biết, độ chính xác của mũi khoan đã tăng từ 60% lên hơn 90%, thời gian khoan giảm từ 280 ngày của 3 năm trước xuống mức thấp nhất của ngày nay là 97 ngày.
Tại khu vực sa mạc Taklamakan, Sinopec đã khoan được 120 giếng dầu ở độ sâu hơn 8.000 mét.
Ánh Ngọc
- Điện Kremlin: Chưa có kế hoạch tăng nguồn cung dầu thô để bù đắp lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu
- Ông lớn Saudi Aramco bước chân vào thị trường LNG quốc tế
- Trung tâm khí đốt trong tương lai của Nga giành được hợp đồng mới với Romania
- Dầu thô Mỹ thế chỗ sản lượng bị cắt giảm của OPEC+
- Nga đã né mức giá trần đối với dầu thô như thế nào?
- Nigeria muốn nâng sản lượng dầu lên 2,1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2024
- Indonesia với mục tiêu quay trở lại danh sách những nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới
- Qatar đẩy mạnh đầu tư dầu khí trong năm nay, giá trị dự án lên đến 20 tỷ USD
- Eni tìm đến Indonesia khi dịch chuyển khỏi khí đốt Nga
- Sản lượng dầu của Nga dự báo giảm nhẹ trong năm nay