Tin nhanh ngân hàng ngày 6/11: Nhà mạng thu cước tin nhắn dịch vụ ngân hàng gấp 3 lần tin nhắn thông thường

08:29 | 06/11/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Giá USD bật tăng trở lại đỉnh của năm; Bắt giam cán bộ ngân hàng chiếm đoạt 19 tỉ đồng…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Tin nhanh ngân hàng ngày 5/11: HDBank ký thỏa thuận 300 triệu USD với DEG về phát triển bền vữngTin nhanh ngân hàng ngày 5/11: HDBank ký thỏa thuận 300 triệu USD với DEG về phát triển bền vững

Tin nhanh ngân hàng ngày 4/11: HDBank triển khai ứng dụng eDrawdown, giải ngân 100% onlineTin nhanh ngân hàng ngày 4/11: HDBank triển khai ứng dụng eDrawdown, giải ngân 100% online

Nhà mạng thu cước tin nhắn dịch vụ ngân hàng gấp 3 lần tin nhắn thông thường

Theo thống kê của Hiệp hội NH Việt Nam (VNBA), để để hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), cá nhân ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, ngành NH đã tiến hành giảm lãi vay, giảm các loại phí, cơ cấu lại nợ, giãn hoãn chưa thu lãi… Đồng thời, các NH cũng triển khai nhiều chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, với tổng số tiền đạt hơn 1.800 tỷ đồng.

Tin nhanh ngân hàng ngày 6/11: Nhà mạng thu cước tin nhắn dịch vụ ngân hàng gấp 3 lần tin nhắn thông thường
Nhà mạng thu cước tin nhắn dịch vụ ngân hàng gấp 3 lần tin nhắn thông thường/Ảnh minh họa/tin nhanh ngân hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trong đó, tổng số phí dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên NH và qua hệ thống chuyển mạch bù trừ (hệ thống NAPAS) dự kiến thực hiện giảm trong năm 2021 khoảng 1.557 tỷ đồng. Đồng thời, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã thực hiện 4 lần giảm giá phí khai thác dịch vụ (với tổng số tiền khoảng 252 tỷ đồng).

Tuy nhiên, VNBA nhận định, nỗ lực của ngành NH và các TCTD vẫn diễn ra trong sự “đơn độc” khi chưa nhận được những hỗ trợ đồng hành từ cơ quan quản lý, các đối tác. Đơn cử như trong việc tính phí của các DN viễn thông.

Bởi mức giá cước nhà mạng hiện đang thu đối với tin nhắn dịch vụ NH cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. Cụ thể, Mobifone và Vinaphone thu 820 đồng/1 tin nhắn, Viettel thu 785 đồng/1 tin nhắn. Trong khi cước phí tin nhắn của các nhà mạng này với khách hàng cá nhân chỉ từ 99 - 350 đồng/tin nhắn.

Ước tính sơ bộ, một TCTD cỡ nhỏ hàng tháng phải trả phí cước cho 15 - 20 triệu tin nhắn/tháng, còn các TCTD tầm trung trở lên là 50 - 80 triệu tin nhắn/tháng.

Với mức đó, chi phí cho dịch vụ tin nhắn đang là gánh nặng khá lớn nhất là trong bối cảnh ngành NH liên tục kêu gọi các TCTD tiết giảm chi phí, giảm lương giảm thưởng để giảm lãi, giảm phí, cơ cấu nợ tạm chưa thu lãi... cho khách hàng.

Đến nay, VNBA đã đã 4 lần gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) đề nghị chỉ đạo nhà mạng thực hiện nghiêm túc việc giảm phí cước tin nhắn đối với các dịch vụ NH, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Nhưng đến nay VNBA cho biết, vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bộ TT-TT hay các DN viễn thông đối với đề nghị giảm phí.

Giá USD bật tăng trở lại đỉnh của năm

Tuần qua (01-05/11/2021), giá USD trên thị trường quốc tế quay đầu tăng nhanh sau gần 1 tháng suy yếu khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo thu hẹp các biện pháp kích thích thời đại dịch.

Sau 3 tuần suy yếu, USD-Index tăng nhanh lên mức 94.42 điểm trong phiên 05/11 (16h05), tăng 0.9 % so với tuần trước.

Đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế tăng giá trở lại sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo thu hẹp các biện pháp kích thích thời đại dịch.

Fed sẽ bắt đầu giảm nhịp độ mua trái phiếu mỗi tháng trong tháng 11 với kế hoạch kết thúc vào năm 2022, cơ quan này cho biết trong một tuyên bố vào cuối buổi họp kéo dài 2 ngày.

Fed cũng chỉ ra sự phục hồi trong hoạt động kinh tế và việc làm trong tuyên bố, đồng thời giữ niềm tin rằng lạm phát cao là “nhất thời” và có khả năng nâng lãi suất nhanh.

Bên cạnh đó, đồng USD tăng còn do thị trường việc làm Mỹ có tín hiệu khởi sắc. ADP vừa công bố báo cáo cho thấy trong tháng 10, có thêm 571 nghìn việc làm được tạo ra, cao hơn nhiều so với kỳ vọng, vượt trội so với mức dự báo khoảng 400 nghìn việc làm.

Theo ADP, thị trường lao động của Mỹ lấy lại được động lực với cú bứt phá từ mức trung bình 385 nghìn việc làm trong quý 3/2021, qua đó nâng tổng số việc làm tạo ra trong năm nay lên gần 5 triệu.

Trong nước, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đồng USD tăng nhẹ 2 đồng so với phiên 29/10, lên mức 23,133 đồng trong ngày 05/11/2021.

Đáng chú ý, giá mua vào USD giao ngay không đổi ở mức 22,750 đồng/cp kể từ phiên 11/08/2021. Đến ngày 05/11/2021, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm mạnh giá mua USD 100 đồng. Đây là lần thứ 3 nhà điều hành thực hiện giảm giá mua USD trong năm nay

Ngược lại, tỷ giá bán được điều chỉnh tăng thêm 2 đồng so với phiên 29/10, lên mức 23,777 đồng/USD.

Với biên độ +/-3%, giá trần là 23,827đồng/USD và giá sàn là 22,439 đồng/USD.

Đồng thời, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 90 đồng ở chiều mua so với phiên 29/10, về mức 23,430 đồng/USD (mua vào) và giảm 110 đồng ở chiều bán, còn 23,490 đồng/USD (bán ra).

Bắt giam cán bộ ngân hàng chiếm đoạt 19 tỉ đồng

Ngày 5-11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm đối với Phạm Duy Khánh (SN 1991; quê thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tin nhanh ngân hàng ngày 6/11: Nhà mạng thu cước tin nhắn dịch vụ ngân hàng gấp 3 lần tin nhắn thông thường
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình thông báo lệnh bắt tạm giam Phạm Duy Khánh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản/tin nhanh ngân hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trước khi bị bắt, Phạm Duy Khánh - nguyên là cán bộ Kho quỹ Phòng giao dịch của một ngân hàng đóng tại địa bàn huyện Bố Trạch.

Theo kết quả điều tra ban đầu, là cán bộ ngân hàng Phạm Duy Khánh có mối quan hệ quen biết với nhiều người dân ở huyện Bố Trạch. Từ tháng 3-2020 đến tháng 10-2020, Khánh đã đề nghị nhiều người trên địa bàn giao tiền cho Khánh để làm dịch vụ đáo hạn vay ngân hàng lấy lãi.

Các khoản vay đáo hạn có thời gian ngắn khoảng từ 2 đến 7 ngày, nhưng lãi suất cao (theo thỏa thuận từng gói vay từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/triệu/ngày). Được Khánh hứa hẹn và thanh toán ban đầu đầy đủ, nên nhiều người tin tưởng giao tiền cho Khánh nhiều lần, với tổng số tiền lớn.

Khi đã lấy được tiền, Phan Duy Khánh không thực hiện dịch vụ đáo hạn mà sử dụng vào mục đích khác để chiếm đoạt.

Trước đó, đã có 13 người dân ở địa bàn huyện Bố Trạch tố cáo Phạm Duy Khánh về hành vi vay tiền để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt số tiền hơn 19 tỉ đồng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/H)