Tin nhanh ngân hàng ngày 5/5: Quý I/2021, lợi nhuận của Eximbank giảm hơn một nửa so với cùng kỳ

06:49 | 05/05/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Kienlongbank có nữ Chủ tịch HĐQT 36 tuổi; Agribank lỡ hẹn cổ phần hóa… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Tin nhanh ngân hàng ngày 4/5: Loạt ưu đãi cho thẻ doanh nghiệp tại SacombankTin nhanh ngân hàng ngày 4/5: Loạt ưu đãi cho thẻ doanh nghiệp tại Sacombank

Tin nhanh ngân hàng ngày 3/5: Loạt cây ATM ở Bình Dương bị kẻ gian đập pháTin nhanh ngân hàng ngày 3/5: Loạt cây ATM ở Bình Dương bị kẻ gian đập phá

Quý I/2021, lợi nhuận của Eximbank giảm hơn một nửa so với cùng kỳ

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank - EIB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2021, ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý đầu năm đạt 214 tỷ đồng, giảm tới một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin nhanh ngân hàng ngày 5/5: Quý I/2021, lợi nhuận của Eximbank giảm hơn một nửa so với cùng kỳ
Quý I/2021, lợi nhuận của Eximbank giảm hơn một nửa so với cùng kỳ/tin nhanh ngân hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng kém khả quan hơn so với cùng kỳ khi ghi nhận thu nhập lãi thuần sụt giảm 4,5% xuống còn 817 tỷ đồng. Ngoài ra, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán cũng giảm 22,5% xuống 22,6 tỷ đồng.

Một số mảng kinh doanh khác lại có kết quả tích cực hơn: lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 75,4% lên 132,4 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 78% lên 95,3 tỷ đồng.

Ngân hàng đã cắt giảm chi phí hoạt động, giảm 8,2% so với cùng kỳ xuống còn 577 tỷ đồng. Tuy nhiên, quý I năm nay ngân hàng phải trích lập 318 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập 35 tỷ đồng.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế quý I/2021 của Eximbank chỉ còn 214 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại ngày 31/3/2021, tổng nợ xấu của Eximbank là 2.767 tỷ đồng, tăng 9,2% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 2,52% lên 2,64%.

Tổng tài sản của Eximbank tăng 0,3% trong 3 tháng đầu năm nay, đạt 160.953 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 4,2% lên 105.032 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 1,7% đạt 136.146 tỷ đồng.

Kienlongbank có nữ Chủ tịch HĐQT 36 tuổi

Ngày 3/5, tại cuộc họp thành viên HĐQT, các thành viên HĐQT của Kienlongbank đã thông qua Đơn từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Kienlongbank nhiệm kỳ 2018 - 2022 của ông Lê Hồng Phương theo nguyện vọng cá nhân. Đồng thời bầu bà Trần Thị Thu Hằng, sinh năm 1985, Phó Chủ tịch HĐQT, giữ chức danh Chủ tịch HĐQT của Kienlongbank trong nhiệm kỳ này.

Trong thời gian hoàn tất các thủ tục liên quan, từ ngày 3/5 đến ngày 25/5, bà Trần Thị Thu Hằng sẽ đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch Hội đồng quản trị phụ trách hoạt động của Hội đồng quản trị Kienlongbank.

Trước khi bà Trần Thị Thu Hằng được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Kienlongbank thì HĐQT ngân hàng này từng định miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT của bà này và 1 thành viên khác. Ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Sunshine Group và 1 thành viên khác dự kiến được bầu bổ sung.

Trước khi về Sunshine Group vào tháng 3/2019, bà Hằng có hơn 10 năm làm việc tại MB, LienVietPostBank, MSB.

Tính đến tháng 1/2021, số cổ phần KLB mà bà Hằng đang nắm giữ là hơn 15,3 triệu cổ phiếu, chiếm 4,75% vốn điều lệ.

Ngoài ra, tại Công ty cổ phần KS Group, nơi bà Hằng đang làm Chủ tịch HĐQT, bà Hằng cũng sở hữu gần 14,6 triệu cổ phiếu, tương đương 33% vốn điều lệ. Công ty này hiện chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.

Agribank lỡ hẹn cổ phần hóa

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là một doanh nghiệp lớn của nhà nước đặt mục tiêu cổ phần hoá thành công trong năm 2021 sau khi đã “lỡ hẹn” nhiều lần. Nguyên nhân vướng về vốn điều lệ của Agribank đã được giải quyết khi Quốc hội đồng ý cấp bổ sung vốn cho nhà băng từ nguồn ngân sách là 3.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ.

Tin nhanh ngân hàng ngày 5/5: Quý I/2021, lợi nhuận của Eximbank giảm hơn một nửa so với cùng kỳ
Agribank lỡ hẹn cổ phần hóa vì vướng đủ thứ/tin nhanh ngân hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Như vậy, vấn đề của Agribank chỉ còn nằm ở đất đai. Agribank là ngân hàng sở hữu diện tích đất lớn nhất trong khối ngân hàng nhà nước đến thời điểm này với khoảng 2,6 triệu m2 và có nguồn gốc hình thành đa dạng.

Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc xác định giá trị doanh nghiệp của Agribank để thực hiện cổ phần hóa cũng sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian.

Trước đây, khi bàn về câu chuyện cổ phần hoá của nhà băng có quy mô lớn nhất Việt Nam này nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh đến khó khăn lớn nhất là: việc xác định giá trị tài sản khi tiến hành cổ phần hóa. Với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 294 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích khoảng 2,6 triệu m2. Đây là nguồn tài sản lớn của ngân hàng và nếu tính gộp vào giá trị của Agibank thì giá trị của Ngân hàng khi thực hiện cổ phần hóa là quá lớn, điều này sẽ làm cho việc bán cổ phiếu gặp nhiều khó khăn, quá trình cổ phần hóa khó thực hiện đúng tiến độ.

Các chuyên gia đã đưa ra phương án phải tách phần giá trị quyền sử dụng đất của 294 cơ sở ngân hàng có quyền sử dụng đất ra khỏi giá trị cổ phần hóa bằng cách nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất và cho Agribank thuê lại quyền sử dụng đất.

Tiền thuê đất do Ngân hàng trả cho Nhà nước và thực hiện theo nguyên tắc thị trường để đảm bảo không làm tăng giá trị tài sản của ngân hàng khi cổ phần hóa, dẫn đến làm tăng giá trị cổ phần, gây khó cho quá trình cổ phần hóa.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Mạnh Tưởng (T/h)

vietinbank
ajinomoto