Tin nhanh chứng khoán ngày 15/12: Áp lực bán ra tăng vào cuối phiên, thị trường tiếp tục điều chỉnh nhẹ

03:06 | 16/12/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Diễn biến phiên giao dịch ngày 15/12 ghi nhận nỗ lực hồi phục của VN Index, tuy nhiên cứ mỗi lần thị trường tăng điểm là lực bán lại gia tăng khiến chỉ số không thể bứt phá. Nhóm cổ phiếu ngân hàng phục hồi mạnh vào cuối phiên sáng nhưng quay đầu giảm điểm trong phiên chiều tạo áp lực chung cho chỉ số. Bên cạnh đó nhiều nhóm ngành lớn mất đi động lực tăng như chứng khoán, bất động sản, thép ... khiến VN Index giảm điểm nhẹ khi kết phiên giao dịch.

Tin nhanh chứng khoán ngày 14/12: Áp lực chốt lời gia tăng trong phiên chiều, thị trường điều chỉnh nhẹTin nhanh chứng khoán ngày 14/12: Áp lực chốt lời gia tăng trong phiên chiều, thị trường điều chỉnh nhẹ

Tin nhanh chứng khoán ngày 13/12: Thị trường phục hồi tích cực, nhóm cổ phiếu FLC là tâm điểm của thị trườngTin nhanh chứng khoán ngày 13/12: Thị trường phục hồi tích cực, nhóm cổ phiếu FLC là tâm điểm của thị trường

Diễn biến phiên giao dịch :

Phiên giao dịch ngày 15/12 tiếp tục mở cửa trong trạng thái rung lắc. Áp lực chốt lời ngắn hạn và sự thận trọng trước phiên đáo hạn phái sinh khiến thị trường không có nhiều đột biến. Đến cuối phiên sáng, VN Index đã tăng mạnh vượt qua mốc 1.480 điểm nhưng lực bán lại bung ra mạnh khiến chỉ số lại đi xuống.

Tin nhanh chứng khoán ngày 15/12: Áp lực bán ra tăng vào cuối phiên, thị trường tiếp tục điều chỉnh nhẹ
Áp lực bán ra tăng vào cuối phiên, thị trường tiếp tục điều chỉnh nhẹ/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Các nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản, xây dựng… không có nhiều diễn biến đáng chú ý. Trong khi đó, nhóm y tế, sức khỏe lại khá tích cực. Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nổi bật là ROS + 5,74%, HQC + 3,6%, FLC + 2,2%, KLF + 5,3% hay DL1 và CEO tăng trần và sát trần...

Trong phiên sáng, thanh khoản có dấu hiệu bị chững lại, trên cả 3 sàn, giá trị giải ngân đạt hơn 17,6 nghìn tỷ, riêng HOSE đạt hơn 14,7 nghìn tỷ. Có lẽ thông tin về lạm phát xuất hiện dày đặc và hầu hết các nhóm ngành đều đã thay phiên tăng giá khá nhiều đã làm tâm lý nhà đầu tư thận trọng.

Tạm dừng phiên sáng, VN Index tăng 2,27 điểm lên 1.478,29 điểm với 195 mã tăng và 244 mã giảm. HNX Index tăng 0,9 điểm lên 455,58 điểm với 87 mã tăng và 126 mã giảm. UPCoM Index giảm 0,27 điểm xuống 111,82 điểm.

Phiên giao dịch chiều tiếp tục với diễn biến rung lắc. Có lúc VN Index đã rơi xuống dưới mốc 1.470 điểm rồi lại quay đầu hồi phục. Chiều nay, độ rộng thị trường tiếp tục nghiêng về bên giảm điểm với 564 mã giảm và 470 mã tăng điểm. Tuy nhiên, ở các mã tăng trần và giảm sàn lại có sự khác biệt với 46 mã tăng trần trong khi chỉ có 20 mã giảm sàn. Việc này càng phản ánh sự khó lường của thị trường trong giai đoạn hiện nay.

Ở các nhóm ngành, ngân hàng đã có sự cải thiện so với phiên sáng. Sắc xanh đã chiếm ưu thế dù không nhiều với TPB + 3%, VIB + 2,1%, MSB + 1,8%, HDB + 1,5%... Trong khi đó, VPB - 1%, EIB - 1,3%, CTG - 0,5% ... Nhóm chứng khoán kém sắc, ngoài APS và WSS tăng trần thì hầu hết các mã lớn đều giảm điểm. Trong đó, VND - 2,1%, SHS - 3,7%, VIX - 3,6%, HCM - 2%, VCI - 1,6%, SSI - 1,9%, CTS - 1,6%... Nhóm thép cũng không có nhiều biến động khi HPG + 0,2%, NKG + 0,4%, HSG - 0,3%...

Sự phân hóa không chỉ diễn ra ở nhóm cổ phiếu lớn mà nhóm vừa và nhỏ cũng có dấu hiệu trái chiều nhau. Nếu như nhóm FLC khá tích cực với ROS tăng trần, KLF + 6,6%, AMD + 5,5%, HAI + 5,4%, FLC + 3,2% thì ITA, IDI, MCG, PVL, CEN… giảm sàn.

Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên hôm qua với hơn 31 nghìn tỷ đồng. Trong khi, khối ngoại bán ròng khoảng 140 tỷ đồng, tập trung vào VPB (-344,07 tỷ), NLG (-51,19 tỷ), GVR (-31,53 tỷ)… Chiều mua ròng có VIC (97,55 tỷ), VHM (69,99 tỷ), VNM, BCM, VPI đều mua ròng hơn 26 tỷ…

Trên HOSE, các mã MSN, BCM, NVL, VCB, VHM, DIG, TPB, VIB… là trụ đỡ chính của VN Index. Trong khi đó, VIC, BID, GVR, VPB, HVN, POW, ITA, SSI… làm mất đi nhiều điểm số nhất, riêng VIC làm mất 2,45 điểm.

Tại sàn Hà Nội, CEO, PHP, HUT, APS, HTP, L14, DTK, DL1… lần lượt tác động tích cực nhất đến HNX Index. Chiều ngược lại, IDC, SHS, IPA, PVI, MBS, PVS, KSF, VCS… tác động tiêu cực nhất đến chỉ số.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/12, VN Index giảm 0,52 điểm (-0,04%) xuống 1.475,5 điểm với 197 mã tăng và 264 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 906,1 triệu đơn vị, giá trị hơn 25,9 nghìn tỷ đồng. HNX Index giảm 0,98 điểm (-0,22%) xuống 453,7 điểm với 105 mã tăng và 130 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 118,7 triệu đơn vị, giá trị gần 3,4 nghìn tỷ đồng. UPCoM Index giảm 0,36 điểm (-0,32%) xuống 111,72 điểm với 168 mã tăng và 170 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 77,5 triệu đơn vị, giá trị gần 1,8 nghìn tỷ đồng

Nhận định phiên giao dịch ngày 16/12 :

Thị trường có thêm phiên giảm điểm nhẹ với kịch bản tương đối giống nhau đó là áp lực bán ra tăng mạnh trong phiên chiều. Như vậy sau 3 phiên giao dịch đầu tuần chỉ số chung gần như không có sự thay đổi. Nhìn chung tâm lý các nhà đầu tư đã trở nên “mất” bình tĩnh khi chỉ số liên tục thay đổi màu xanh/đỏ dẫn đến các quyết định mua/bán được đưa ra chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, điểm tích cực của 2 phiên giao dịch gần đây là dòng tiền lớn vẫn ở lại thị trường và liên tục được luân chuyển giữa các nhóm ngành giúp thị trường giao dịch tương đối sôi nổi.

Phiên giao dịch ngày 16/12 được nhận định chỉ số sẽ tiếp tục giao dịch trong biên độ hẹp khi mà cả bên mua và bán đều có những tính toán cân nhắc kỹ lưỡng. Các nhà đầu tư có thể tận dụng các cơ hội rung lắc để tiếp tục cơ cấu lại danh mục đầu tư chuẩn bị cho nhịp hồi phục của thị trường.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Hoài Nam