Tin ngân hàng ngày 6/1/2022: Các tổ chức tín dụng đồng loạt kỳ vọng lợi nhuận tăng trong năm 2022

09:23 | 06/01/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 67.000 tỷ đồng trong năm 2021; LienVietPostBank hoàn tiền cho chủ thẻ tín dụng JCB khi chi tiêu dịp Tết…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Tin ngân hàng ngày 5/1/2022: Năm 2021, TPBank đạt lợi nhuận trước thuế 6.038 tỷ đồngTin ngân hàng ngày 5/1/2022: Năm 2021, TPBank đạt lợi nhuận trước thuế 6.038 tỷ đồng

Tin ngân hàng ngày 4/1/2022: Cần công khai danh sách app cho vay onlineTin ngân hàng ngày 4/1/2022: Cần công khai danh sách app cho vay online

Các tổ chức tín dụng đồng loạt kỳ vọng lợi nhuận tăng trong năm 2022

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý I/2022.

Tin ngân hàng ngày 6/1/2022: Các tổ chức tín dụng đồng loạt kỳ vọng lợi nhuận tăng trong năm 2022
Các tổ chức tín dụng đồng loạt kỳ vọng lợi nhuận tăng trong năm 2022/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo kết quả điều tra cho thấy, trong quý I/2022, 49,5% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng so với quý IV/2021, trong đó chủ yếu là "tăng nhẹ" (46,5% TCTD lựa chọn), 42,6% TCTD kỳ vọng "không đổi" và 7,9% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm nhẹ.

Dự kiến cho năm 2022, 95% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương, 3% kỳ vọng không đổi và 2% TCTD lo ngại lợi nhuận "giảm".

Các TCTD đánh giá tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng có sự phục hồi và "cải thiện" rõ rệt trong quý IV/2021 so với quý trước, do đó đã nâng kỳ vọng về xu hướng cải thiện tích cực tình hình kinh doanh tổng thể trong năm 2021 so với năm 2020.

Đánh giá tổng thể năm 2021, 78,8% TCTD ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng trưởng dương so với năm 2020, bên cạnh đó, vẫn có 15,2% TCTD ước tính lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2021 và 6% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Trong quý IV/2021, hầu hết các TCTD đánh giá cả nhân tố nội tại và khách quan có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng hơn so với quý III/2021.

Đánh giá tổng thể cả năm 2021 so với năm 2020, các TCTD nhận định "Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN" vẫn là nhân tố quan trọng nhất giúp "cải thiện" tình hình kinh doanh của TCTD (60,4% TCTD lựa chọn), trong khi, "Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng" cùng với "Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị" là 2 nhân tố dẫn đầu về tỷ lệ TCTD đánh giá có tác động tiêu cực tới tình hình kinh doanh của đơn vị (23-30% TCTD đánh giá), nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ 54-56% TCTD đánh giá 2 nhân tố này có tác động tích cực trong năm 2021.

Tuy nhiên, các TCTD kỳ vọng "Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị" cùng với "Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng" là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp "cải thiện" tình hình kinh doanh của TCTD kể từ quý IV/2021 cho tới các quý của năm 2022, trong khi, "Sự cạnh tranh từ các TCTD khác" được nhận định có thể là nhân tố có tác động tiêu cực tới tình hình kinh doanh của TCTD trong năm 2022.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 67.000 tỷ đồng trong năm 2021

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2022, Kiểm toán Nhà nước cho biết, tính đến 15/12/2021, toàn ngành đã phát hành 154 báo cáo kiểm toán. Các cuộc kiểm toán kết thúc cơ bản thực hiện đạt mục tiêu, tiến độ đề ra. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 67.000 tỷ đồng, trong đó tăng thu Ngân sách Nhà nước khoảng 7.480 tỷ đồng, giảm chi Ngân sách Nhà nước hơn 10.200 tỷ đồng và kiến nghị khác hơn 43.800 tỷ đồng.

Qua kiểm toán cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm kịp thời đối với những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán.

Được biết, năm 2022, Kiểm toán Nhà nước sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ công tác, tích cực đổi mới hoạt động kiểm toán dựa trên ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và công nghệ cao. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực của các kết luận và kiến nghị kiểm toán.

LienVietPostBank hoàn tiền cho chủ thẻ tín dụng JCB khi chi tiêu dịp Tết

Theo đó, khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế LienVietPostBank JCB mới phát hành từ 1/1/2022 đến hết 28/1/2022, có phát sinh giao dịch thanh toán lũy kế tối thiểu 1 triệu đồng trong vòng 30 ngày sau khi phát hành thẻ sẽ được hoàn tiền 30% tối đa 500 nghìn đồng (không áp dụng đối với giao dịch rút tiền mặt).

Tin ngân hàng ngày 6/1/2022: Các tổ chức tín dụng đồng loạt kỳ vọng lợi nhuận tăng trong năm 2022
LienVietPostBank hoàn tiền cho chủ thẻ tín dụng JCB khi chi tiêu dịp Tết/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chương trình được triển khai từ ngày 1/1/2022 đến hết 28/2/2022. Chương trình kết thúc khi hết thời gian khuyến mại hoặc hết số tiền khuyến mại. Mỗi khách hàng chỉ được hưởng khuyến mại 1 lần trong thời gian triển khai chương trình khuyến mại.

Khách hàng nhận khuyến mại sẽ được tặng tiền trực tiếp vào Thẻ tín dụng của khách hàng muộn nhất vào ngày 31/3/2022. Trường hợp khách hàng đã thanh toán hết dư nợ trong chu kỳ hiện tại (tháng trúng thưởng) thì sẽ được tặng tiền vào chu kỳ tiếp theo (tháng tiếp theo).

Ra mắt vào tháng 8/2020, thẻ tín dụng quốc tế LienVietPostBank JCB được biết đến là dòng thẻ cao cấp với nhiều ưu đãi và đặc quyền đặc biệt, giúp khách hàng nâng cao trải nghiệm cuộc sống đẳng cấp thượng lưu. Bằng việc định vị Thẻ tín dụng quốc tế LienVietPostBank JCB là dòng thẻ cao cấp, LienVietPostBank đã hội tụ nhiều tiện ích mặc định cho chủ thẻ như: nhận diện khách hàng VIP vào phòng chờ sân bay, dịch vụ golf, đêm nghỉ dưỡng tại khách sạn 5*, tích lũy dặm bay đối với tất cả các hãng hàng không, hoàn tiền khi chi tiêu ở nước ngoài…

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/H)

vietinbank
ajinomoto