Tin ngân hàng ngày 17/1/2022: Không có tổ chức tín dụng nào cho vay đặt cọc vụ trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm
|
Không có tổ chức tín dụng nào cho vay đặt cọc đối với 4 công ty trúng đấu giá tại Thủ Thiêm
Mới đây, tại TP HCM, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức cuộc họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.
![]() |
Không có tổ chức tín dụng nào cho vay đặt cọc đối với 4 công ty trúng đấu giá tại Thủ Thiêm/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, dòng vốn từ các tổ chức tín dụng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông…
"Trong năm 2022, dòng vốn ngân hàng sẽ được định hướng ưu tiên cho sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực khó khăn do dịch như du lịch, vận tải, lưu trú, trong khi vào bất động sản, trái phiếu, chứng khoán… sẽ kiểm soát chặt chẽ, thậm chí chặt hơn năm 2021. Vừa qua liên quan đến vấn đề "nóng" của bất động sản ở TP HCM, chúng tôi cũng theo dõi rất sát, và sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra giám sát nhằm hướng dòng vốn đúng mục đích" – Phó thống đốc Đào Minh Tú nói.
Tại buổi họp báo, một số vấn đề liên quan việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia đấu giá "đất vàng" ở Thủ Thiêm (TP HCM) cũng được đặt ra.
Ông Nguyễn Văn Du, Quyền chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, cho biết Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu tất cả ngân hàng thương mại rà soát và báo cáo hoạt động cho vay, bảo lãnh dự thầu đối với các khách hàng tham gia/trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Đến nay, gần hết các tổ chức tín dụng đã báo cáo liên quan vụ việc. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng rà soát qua hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) về việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia/trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở Thủ Thiêm.
Ông Nguyễn Văn Du cho biết không có tổ chức tín dụng nào tham gia cho vay đặt cọc đối với 4 công ty trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Sacombank ghi nhận nhiều kết quả ấn tượng trong năm 2021
Tại Kỷ yếu kỷ niệm 30 năm thành lập của Sacombank, ngân hàng cho biết hoạt động kinh doanh ghi nhận nhiều kết quả ấn tượng.
Năm 2006, Sacombank là ngân hàng thương mại đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Khi đó, tổng tài sản của ngân hàng khoảng 25.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2021, con số này dự kiến tăng lên hơn 515.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế năm 2020 của Sacombank đạt hơn 3.300 tỷ đồng, cao cấp nhiều lần so với năm 2006. Đáng chú ý, trong năm 2021, bất chấp khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, ngân hàng dự kiến ghi nhận lợi nhuận trước thuế 4.400 tỷ đồng, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí hoạt động ngân hàng đang giảm đáng kể, CIR năm 2021 khoảng 36,2% và dự kiến năm 2022 giảm xuống còn 34,2%. Số lượng khách hàng của Sacombank đã tăng lên 10 triệu khách hàng
Tuy nhiên, thành tựu trong việc xử lý nợ xấu, cải thiện chất lượng tài sản mới thực sự là điểm ấn tượng nhất tại Sacombank.
Năm 2017, ngân hàng thực hiện sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam, một mặt đưa Sacombank trở thành ngân hàng lớn thứ 5 trong hệ thống, nhưng mặt khác chất lượng tài sản xuống dốc không phanh. Thời điểm năm 2018, tổng dư nợ xấu và tài sản tồn đọng lên gần 96.579 tỷ đồng. Hầu hết các khoản này đến từ Ngân hàng Phương Nam, có tính chất phức tạp cao và mang tính hệ thống.
Đồng thời, Sacombank cũng đã thành lập Khối Xử lý nợ, một đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Tổng Giám đốc, chịu sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Kết quả luỹ kế từ năm 2017 đến nay, Sacombank đã xử lý/thu hồi gần 71.500 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng; trong đó có 58.171 tỷ đồng thuộc Đề án. Tỷ lệ tài sản tồn đọng giảm xuống dưới mức 10,5% trên tổng dư nợ cho vay. Sacombank kéo giảm tỷ lệ nợ xấu đầu năm 2017 từ 6,68% tổng nợ theo Thông tư 02/2012/TT-NHNN xuống còn 1,35%.
Nợ xấu nội bảng năm 2017 hơn 9.400 tỷ đến năm 2021 đã giảm gần một nửa xuống còn hơn 5.000 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu STB liên tục đứng đầu thanh khoản trong nhóm ngân hàng thời gian gần đây và vừa thiết lập đỉnh mới hôm 14/1/2022 với giá 35.000 đồng/cp. Trước đó, sau "khủng hoảng" hậu sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam, giá cổ phiếu STB có nhiều thời điểm đã rớt xuống dưới mệnh giá giai đoạn 2018-2019.
Năm 2021, Viet Capital Bank báo lãi trước thuế đạt 311 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank, UPCoM: BVB) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với lãi trước thuế đạt 311 tỷ đồng, vượt 7% kế hoạch.
![]() |
Năm 2021, Viet Capital Bank báo lãi trước thuế đạt 311 tỷ đồng/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Tính chung cả năm 2021, thu nhập lãi thuần của Viet Capital Bank tăng 30% so với năm trước, đạt gần 1,435 tỷ đồng, chủ yếu từ viêc giảm chi phí vốn.
Các nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng không đồng nhất. Lãi từ dịch vụ tăng 18%, ghi nhận 71 tỷ đồng nhờ đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ, dịch vụ bảo hiểm và thanh toán.
Lãi từ hoạt động khác cũng tăng 5%, nhưng lãi từ kinh doanh ngoại hối lại giảm 11% và lãi từ chứng khoán đầu tư giảm 13%...
Năm nay, Ngân hàng dành ra hơn 370 tỷ đồng để trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 7% so với năm trước, kết quả Viet Capital Bank báo lãi trước thuế tăng 55%, đạt hơn 311 tỷ đồng, vượt 7% so với kế hoạch 290 tỷ đồng cho cả năm.
Tính riêng trong quý 4/2021, Ngân hàng báo lỗ hơn 74 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 64 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh (-66%) và tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (+34%).
Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của Ngân hàng đạt gần 76,600 tỷ đồng, tăng 25% so với 2020 và hoàn thành vượt kế hoạch đặt ra. Tổng huy động vốn đạt hơn 70 ngàn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt hơn 46 ngàn tỷ đồng, tăng lần lượt 20% và 16% so với năm trước.
tổng nợ xấu của Ngân hàng tăng 6% so với đầu năm, chiếm 1,176 tỷ đồng trong tổng dư nợ. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ dưới tiêu chuẩn, trong khi nợ nghi ngờ giảm. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ giảm từ 2.79% đầu năm xuống còn 2.53%.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (T/H)
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/3: Bắc Ninh mở bán hàng trăm căn hộ nhà ở xã hội với giá từ 15,6 triệu/m²
-
Điểm tin ngân hàng ngày 8/3: Vì sao ngân hàng nhà nước dừng phát hành tín phiếu?
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Điểm tin ngân hàng tuần qua: Ngân hàng nhà nước sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt
- Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát
- Điểm tin ngân hàng ngày 4/4: Tăng trưởng tín dụng năm 2025 cao gấp 10 lần so với cùng kỳ 2024
- Điểm tin ngân hàng ngày 3/4: Nhiều ngân hàng lãi đậm từ kinh doanh vàng
- Điểm tin ngân hàng ngày 2/4: MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance và mua công ty chứng khoán
- Agribank và Sun Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
- Điểm tin ngân hàng ngày 1/4: Gần 3 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp tại Agribank
- Điểm tin ngân hàng ngày 31/3: Cần cẩn trọng khi ứng dụng AI và blockchain vào hoạt động ngân hàng
- BIC chi trả hơn 1,4 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng BIDV
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Giá bán USD vẫn tiếp tục giữ mức cao trên thị trường
- Điểm tin ngân hàng ngày 29/3: Dự báo nợ xấu có thể tăng nhẹ trong năm 2025