Tin ngân hàng ngày 14/3: Kho bạc Nhà nước đã huy động 9.380 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu
|
Kho bạc Nhà nước đã huy động 9.380 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu
Tháng 2/2022, thông qua 12 đợt đấu thầu tại HNX, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 9.380 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Trong đó trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm chiếm tỷ trọng phát hành lớn nhất 37,5%, tương ứng với khối lượng phát hành 3.515 tỷ đồng.
So với cuối tháng 1/2022, lãi suất huy động trái phiếu chính phủ của Kho bạc Nhà nước tăng tại các kỳ hạn 10, 15, 30 năm với mức tăng từ 0,03-0,05%/năm và giữ nguyên tại kỳ hạn 20 năm. Tính từ đầu năm, giá trị trái phiếu huy động qua đấu thầu đạt 32.462 tỷ đồng.
Trên thị trường giao dịch thứ cấp, giao dịch trái phiếu có diễn biến sôi động với ttổng giá trị giao dịch đạt 225.005 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân đạt 14.062 tỷ đồng/phiên, tăng 4,96% so với tháng 1. Trong đó, giá trị giao dịch repos chiếm 39,13% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 2 giảm 0,8% so với trước. Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tháng 2 chiếm 1,59% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, giá trị mua ròng đạt 1.224 tỷ đồng.
Có thể thỏa thuận thay đổi thời hạn thanh toán phí bảo hiểm, nợ phí bảo hiểm
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 .
Theo Thông tư số 14/2022/TT-BTC quy định, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận thay đổi thời hạn thanh toán phí bảo hiểm hoặc thỏa thuận nợ phí bảo hiểm mà không cần tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định.
Theo đó, điều kiện để được thỏa thuận thay đổi thời hạn thanh toán phí bảo hiểm hoặc thỏa thuận nợ phí bảo hiểm mà không cần tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm là bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm ở các địa phương áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ hoặc các khu vực bị cách ly y tế, phong tỏa ổ dịch để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 theo văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc địa phương được xác định cấp độ dịch COVID-19 là nguy cơ rất cao, nguy cơ cao theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ thì cũng được hỏa thuận thay đổi thời hạn thanh toán phí bảo hiểm hoặc thỏa thuận nợ phí bảo hiểm.
Theo Thông tư số 14/2022/TT-BTC, bên mua bảo hiểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán phí bảo hiểm trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2021 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch COVID-19. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
2 cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trong tuần qua
Trong tuần qua, chỉ có 4 cổ phiếu ngân hàng giữ được sắc xanh là EIB, KLB, NVB, STB. Trong đó, NVB, STB chỉ nhỉnh hơn so với giá tham chiếu đầu tuần qua, lần lượt tăng 0,3% và 0,2%.
![]() |
Cổ phiếu Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ( mã ck: EIB) tăng giá mạnh nhất (12,4%)/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Cổ phiếu Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (mã CK: EIB) tăng giá mạnh nhất (12,4%), đóng cửa tuần qua ở mức 35.200 đồng/cp, chỉ còn 5% là lập lại được đỉnh 37.250 đồng/cp. Trong tuần trước, EIB lại là cổ phiếu giảm mạnh nhất (-9,7%). Thanh khoản của EIB không có đột biến trong tuần qua dù giá cổ phiếu tăng mạnh. Đáng chú ý nhất là phiên 8/3 có hơn 3 triệu cổ phiếu được trao tay theo phương thức thỏa thuận.
Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Kiên Long (mã CK: KLB) tăng mạnh tiếp theo với mức tăng 9,2%. Thanh khoản của KLB chỉ đạt trung bình 86.000 đơn vị/phiên.
Ở chiều ngược lại, 23 cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ tuần trước, trong đó hàng loạt mã giảm xấp xỉ 5% như TPB (-5,2%), ACB (-4,7%), VIB (-4,6%), VPB (-4,5%),..
TPB có thanh khoản đột biến trong phiên 7/3 khi hơn 10 triệu cổ phiếu được trao tay theo phương thức khớp lệnh và hơn 10,6 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 800 tỷ đồng.
Trong khi đó, dòng tiền vào các cổ phiếu lớn sụt giảm so với tuần trước. VPB chỉ có 71 triệu cổ phiếu được giao dịch trong tuần qua, chỉ bằng một nửa so với tuần trước đó. Hay MBB có khối lượng giao dịch đạt 91 triệu đơn vị tuần này, bằng 75% tuần trước.
Về giao dịch khối ngoại, STB tiếp tục được mua ròng hơn 3,3 triệu cổ phiếu trong tuần trước. Đáng chú ý, ngày 8/3, nhóm Dragon Capital đã mua 1,25 triệu cổ phiếu STB và trở thành cổ đông lớn của Sacombank, nắm giữ hơn 95,2 triệu cp, tương đương 5,05% vốn cổ phần. Trước đó, Dragon Capital cũng trở thành cổ đông lớn của MBB ngày 1/3.
Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài "xả" mạnh HDB, bán ròng hơn 8 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tại HDB giảm xuống còn 15,62% trong khi ngân hàng chốt room ở mức 21,5%.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (T/H)
- Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát
- Điểm tin ngân hàng ngày 4/4: Tăng trưởng tín dụng năm 2025 cao gấp 10 lần so với cùng kỳ 2024
- Điểm tin ngân hàng ngày 3/4: Nhiều ngân hàng lãi đậm từ kinh doanh vàng
- Điểm tin ngân hàng ngày 2/4: MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance và mua công ty chứng khoán
- Agribank và Sun Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
- Điểm tin ngân hàng ngày 1/4: Gần 3 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp tại Agribank
- Điểm tin ngân hàng ngày 31/3: Cần cẩn trọng khi ứng dụng AI và blockchain vào hoạt động ngân hàng
- BIC chi trả hơn 1,4 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng BIDV
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Giá bán USD vẫn tiếp tục giữ mức cao trên thị trường
- Điểm tin ngân hàng ngày 29/3: Dự báo nợ xấu có thể tăng nhẹ trong năm 2025