Tin bất động sản ngày 9/1: Quảng Bình công khai loạt dự án chậm tiến độ

10:05 | 09/01/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thanh tra dự án Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái tại Ninh Bình; Quy hoạch 558 Khu công nghiệp và 1.500 Cụm công nghiệp; TPHCM đã phê duyệt đấu giá đất trong Khu đô thị Thủ Thiêm… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Tin bất động sản ngày 8/1: Thanh Hóa sắp đấu giá 355 lô đất, khởi điểm hơn 300 triệu đồng/lôTin bất động sản ngày 8/1: Thanh Hóa sắp đấu giá 355 lô đất, khởi điểm hơn 300 triệu đồng/lô
Tin bất động sản tuần qua: Vinhomes khởi công xây 27 tòa nhà ở xã hội tại Hải PhòngTin bất động sản tuần qua: Vinhomes khởi công xây 27 tòa nhà ở xã hội tại Hải Phòng

Quảng Bình công khai loạt dự án chậm tiến độ

Cụ thể, dự án Khu nhà hàng ẩm thực Phú Ninh của Công ty TNHH Phú Ninh (Xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) có quy mô 8.617,3 m2. Dự án này hiện đã san gạt mặt bằng và chưa đầu tư xây dựng công trình.

Tin bất động sản ngày 9/1: Quảng Bình công khai loạt dự án chậm tiến độ
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Dự án Khu nghỉ dưỡng Phú Ninh của Công ty TNHH Phú Ninh (xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới) có diện tích 20.294,8 m2. Dự án này hiện đã san gạt mặt bằng, chưa đầu tư xây dựng công trình.

Khu dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hàng không Thiên Đường của Công ty TNHH DVVC hàng hoá, hàng không Thiên Đường (xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới) có diện tích 1.647 m2. Dự án này hiện đã san gạt mặt bằng, chưa đầu tư xây dựng công trình.

Dự án Cơ sở sản xuất cửa nhựa lõi thép của Công ty TNHH xây dựng và phát triển hạ tầng miền Trung (cụm công nghiệp phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới) có diện tích 1.200 m2. Dự án này hiện đã san gạt mặt bằng, xây dựng hàng rào, chưa đầu tư xây dựng công trình.

Dự án Cửa hàng xăng dầu Bảo Ninh của Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát (xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới) có diện tích 2.486 m2. Dự án này hiện đã san gạt mặt bằng, chưa đầu tư xây dựng công trình.

Bên cạnh đó, trên địa bàn Cụm Công nghiệp xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới hiện có nhiều dự án chậm tiến độ.

Đầu tiên là dự án Cơ sở mộc mỹ nghệ nội thất Phương Nam của Công ty TNHH sản xuất nội thất Phương Nam hiện đã đầu tư xây dựng hàng rào, xưởng sản xuất; Chưa xây dựng văn phòng điều hành, công trình phụ trợ.

Thứ hai, dự án Cơ sở sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch của Công ty TNHH Nam Phúc Huy đã đầu tư xây dựng hàng rào, xưởng sản xuất; chưa xây dựng văn phòng điều hành, công trình phụ trợ.

Thứ ba, dự án Cơ sở sản xuất tranh đính đá trang trí và quà tặng du lịch của Công ty TNHH đầu tư IGS đã đầu tư xây dựng hàng rào, xưởng sản xuất; chưa xây dựng văn phòng điều hành, công trình phụ trợ

Thứ tư, xưởng sản xuất sản phẩm du lịch và quà tặng du lịch của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Đồng Mỹ đã đầu tư xây dựng văn phòng điều hành, hàng rào; chưa xây dựng xưởng sản xuất.

Thứ năm, dự án Garage sửa chữa xe điện bốn bánh vận tải hành khách của Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại Cát Vàng đã đầu tư xây dựng văn phòng điều hành, hàng rào, giao thông nội bộ, cây xanh, công trình phụ trợ; chưa xây dựng Garage sửa chữa xe điện.

Thanh tra dự án Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái tại Ninh Bình

Thanh tra Chính phủ đang trực tiếp thanh tra theo quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai; việc cấp phép, khai thác các mỏ đất, đá làm vật liệu xây dựng, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại tỉnh Ninh Bình (thời kỳ 2011 - 2022).

Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2022, UBND tỉnh Ninh Bình đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 359 dự án. Đây là những dự án được UBND tỉnh giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất thu tiền hàng năm.

Theo đó, tại dự án Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái (thuộc địa bàn huyện Yên Mô và thành phố Tam Điệp), dự án này do Công ty CP đầu tư PV-Inconess (mã chứng khoán: RGC) làm chủ đầu tư, với tổng diện tích đất được giao và cho thuê là 2.185ha. Dự án này được UBND tỉnh Ninh Bình chấp thuận đầu tư lần đầu vào năm 2005.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, dự án bị chậm tiến độ nên đến tháng 9/2010, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định số 834/QĐ-UBND về việc chấm dứt hoạt động dự án.

Đến năm 2013, chủ đầu tư dự án là Công ty CP đầu tư PV-Inconess tiếp tục có văn bản đề nghị được tiếp tục đầu tư xây dựng dự án và đã được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư để Công ty CP đầu tư PV-Inconess thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến nay, chủ đầu tư mới chỉ thực hiện san lấp và cải tạo được một phần đường vào, hiện thời gian thực hiện dự án đã hết và dự án này cũng chưa được gia hạn.

Dự án Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái tổng vốn đầu tư dự kiến là 369 triệu USD.

Được biết, CTCP Đầu tư PV-Inconess, tiền thân của doanh nghiệp là CTCP Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và Tư vấn đầu tư, thành lập năm 2007. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh sân golf và các dịch vụ golf; ngoài ra còn kinh doanh bất động sản; kinh doanh lưu trú, dịch vụ du lịch sinh thái nhà vườn, dịch vụ ăn uống, giải khát, và các dịch vụ khác phục vụ vui chơi, giải trí…

Quy hoạch 558 Khu công nghiệp và 1.500 Cụm công nghiệp

Đại hội Liên Chi hội BĐS Công nghiệp Việt Nam (VIREA - Hiệp hội BĐS Việt Nam - VNREA) nhiệm kỳ I 2024 - 2029, sẽ diễn ra ngày 18/1/2024, tại TP Hồ Chí Minh.

Đại hội dự kiến thu hút hơn 300 đại biểu lãnh đạo cơ quan Trung ương, địa phương, Bộ Xây dựng, các Ban quản lý Khu Kinh tế, KCN, CCN, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao... và các doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu, CCN, chuyên gia trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực BĐS công nghiệp... tham dự.

Đại hội là sự kiện ra mắt VIREA, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN trao đổi, chia sẻ thông tin, thảo luận và đề xuất giải pháp sáng tạo, nhằm xúc tiến cho thị trường BĐS công nghiệp phát triển.

Mục tiêu tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 là hoàn thành các tiêu chí của nước công nghiệp, trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại. Nghị quyết Đại hội XIII nêu rõ: "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo".

Vì vậy, các địa phương sẽ quy hoạch 558 KCN với tổng diện tích đất sử dụng 205.800 ha và 1.500 CCN với tổng diện tích khoảng 50.000 ha. Dự báo đến năm 2050, diện tích đất khu, CCN cả nước sẽ ở mức 300.000 - 350.000 ha, chưa kể diện tích của gần 50 Khu kinh tế.

Thực tế, BĐS công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa, cung cấp cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp công nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, tạo điều kiện cho phân khúc BĐS công nghiệp phát triển mạnh mẽ thời gian tới.

Trước nhu cầu phát triển của số đông doanh nghiệp, nhà đầu tư đang kinh doanh, sản xuất, làm việc liên quan đến các Khu kinh tế, KCN, CCN, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao... VNREA thành lập VIREA.

VIREA là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN, CCN, các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm BĐS công nghiệp khác trong và ngoài các KCN, CCN, logistics... và các tổ chức tài chính hỗ trợ liên quan đến BĐS công nghiệp... thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần phát triển bền vững lĩnh trường BĐS, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

TPHCM đã phê duyệt đấu giá đất trong Khu đô thị Thủ Thiêm

Mới đây, tại chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” chủ đề “Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội TPHCM năm 2024”.

Trao đổi về giải pháp để tăng thu ngân sách từ đất đai trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TPHCM Huỳnh Văn Thanh cho biết trong những năm qua, nguồn thu từ đất đai chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của thành phố.

Tin bất động sản ngày 9/1: Quảng Bình công khai loạt dự án chậm tiến độ
TPHCM đã phê duyệt đấu giá đất trong Khu đô thị Thủ Thiêm/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo ông Thanh, Sở TN&MT đã và đang thực hiện đồng bộ 4 nhóm giải pháp, bao gồm tăng cường việc quản lý và sử dụng đất đai theo đề án đã được phê duyệt; xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất sạch; thực hiện cơ chế tạo quỹ đất theo cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố được quy định tại Nghị quyết 98 của Quốc hội và thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho công tác định giá đất cụ thể trên địa bàn.

Đối với giải pháp thực hiện cơ chế tạo quỹ đất theo chính sách đặc thù, ông Thanh cho biết Nghị quyết 98 cho phép thành phố thực hiện thí điểm cơ chế tạo quỹ đất và thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất nhằm lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ thông qua việc thực hiện thu hồi đất đối với các khu đất vùng phụ cận nhà ga, các tuyến đường sắt được cấp thẩm quyền phê duyệt…

"Thực hiện điều này, sở cũng đã dự thảo xong quy chế, khi được thông qua sẽ tổ chức thực hiện trong năm 2024 và các năm tiếp theo", lãnh đạo Sở TN&MT TPHCM cho hay.

Thông tin thêm về việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, ông Thanh cho biết dự kiến trong năm 2024 và những năm tiếp theo, Sở TN&MT sẽ xây dựng kế hoạch đấu giá các khu đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức và các khu vực khác ngoài Thủ Thiêm.

Phó Giám đốc Sở TN&MT thành phố cũng chia sẻ, hiện nay Thành ủy và UBND TPHCM đã tổ chức phê duyệt xong để thực hiện đấu giá đất ở khu vực trong Khu đô thị Thủ Thiêm , còn khu vực bên ngoài Thủ Thiêm sẽ hoàn chỉnh thêm và thực hiện tiếp theo kế hoạch.

“Đây cũng là một trong những nguồn thu trực tiếp đối với hoạt động tạo quỹ đất của thành phố”, ông Thanh nhấn mạnh.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)

vietinbank
thaco